Rộn ràng lễ hội Gầu Tào ở Mai Châu

GD&TĐ - Huyện Mai Châu (Hòa Bình) vừa khai mạc lễ hội Gầu Tào xuân Giáp Thìn năm 2024, thu hút hàng nghìn du khách đến trải nghiệm.

Đông đảo người dân tham gia lễ hội Gầu Tào.
Đông đảo người dân tham gia lễ hội Gầu Tào.

Lễ hội Gầu Tào năm nay, được tổ chức tại sân vận động trung tâm xã Pà Cò (xóm Xà Lính, xã Pà Cò, huyện Mai Châu) trong 2 ngày 19 – 20/1.

Đây là lễ hội đầu xuân được mong chờ nhất trong năm. Sự kiện này tổ chức gắn với Tết cổ truyền của đồng bào dân tộc Mông.

Các già làng đang làm nghi lễ cầu may, cầu phúc dưới gốc cây nêu.

Các già làng đang làm nghi lễ cầu may, cầu phúc dưới gốc cây nêu.

Theo ông Sùng A Chếnh, bản Chà Đáy, xã Pà Cò: Ngày trước, Gầu Tào là lễ đơn thuần được tổ chức trong quy mô các dòng họ vào ngày 17 hoặc 27/7 âm lịch.

Việc tổ chức với ý nghĩa xua đuổi vận hạn không may mắn và cầu mong năm mới mưa thuận, gió hòa, con cháu khoẻ mạnh, mùa màng bội thu. Hiện nay, lễ hội được chính quyền địa phương phục dựng và tổ chức thường niên.

Ông Hoàng Đức Minh, Phó Chủ tịch UBND huyện Mai Châu (người thứ 2 từ phải sang) và các đại biểu trải nghiệm thổi khèn tại lễ hội.

Ông Hoàng Đức Minh, Phó Chủ tịch UBND huyện Mai Châu (người thứ 2 từ phải sang) và các đại biểu trải nghiệm thổi khèn tại lễ hội.

Gầu Tào là lễ hội dân gian truyền thống đã có từ lâu đời của dân tộc Mông, được tỉnh Hoà Bình phục dựng lại từ năm 2017.

Lễ hội được chia ra làm 2 phần, gồm: Lễ và Hội. Sau phần khai mạc lễ hội, các thầy mo sẽ thực hiện nghi lễ đặc biệt, dựng cây nêu. Cây nêu trong lễ hội Gầu Tào mang biểu tượng cây thiêng nối trời với đất.

Cây nêu được trồng trên bãi đất rộng, bằng phẳng, ngọn cây hướng về hướng Đông – hướng sinh với mong muốn cầu sinh con, đồng thời là hướng mặt trời mọc để cầu ước mùa màng bội thu.

Khi dựng xong cây Nêu, thầy cúng làm lễ ngay dưới gốc cây để trời đất, thần linh phù hộ cho bản làng yên vui, năm mới mùa màng bội thu...

Nam thanh, nữ tú xúng xính bộ quần áo truyền thống tham gia lễ hội.

Nam thanh, nữ tú xúng xính bộ quần áo truyền thống tham gia lễ hội.

Ông Phạm Văn Hoàn, Chủ tịch UBND huyện Mai Châu cho biết: Chương trình lễ hội Gầu Tào dân tộc Mông mừng Đảng, mừng xuân Giáp Thìn năm 2024 được tổ chức với nhiều nội dung phong phú đa dạng.

Có thể kể đến như: Lễ chặt cây tre, trang trí cây nêu, các tiết mục ca múa nhạc, múa khèn dân tộc Mông do các diễn viên nghệ nhân biểu diễn.

Cùng với đó là nhiều hoạt động thi trang phục dân tộc, hát giao duyên; các trò chơi dân gian gồm: Ném pao, tu lu, đi cà kheo, giã bánh dày… ; trưng bày các gian hàng ẩm thực, nông sản, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ đặc trưng của đồng bào dân tộc Mông.

Qua việc phục dựng lễ hội Gầu Tào đã góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, tăng cường quảng bá giới thiệu lịch sử, văn hoá, tiềm năng du lịch của 2 xã Hang Kia – Pà Cò, huyện Mai Châu đến với du khách trong nước và quốc tế.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa INT.

Môn học công cụ

GD&TĐ - Theo kết quả kỳ thi học sinh giỏi quốc gia lớp 12 năm học 2024 - 2025, Hà Nội vẫn dẫn đầu cả nước về số lượng học sinh đoạt giải.