Robot cá sẽ giúp con người khám phá đại dương

GD&TĐ - Robot đang được các nhà khoa học tại Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) và Phòng thí nghiệm nhân tạo (CSAIL) phát triển có thể di chuyển mềm mại như một con cá và dễ dàng hòa vào môi trường thủy sinh để phục vụ nghiên cứu.

Robot cá sẽ giúp con người khám phá đại dương

Các nhà khoa học gọi robot cá đặc biệt này với tên gọi là SoFi. SoFi được làm từ các vật liệu đơn giản gồm cảm biến, pin lithium polymer, động cơ điện servo, bộ điều khiển Super Nintendo chống nước và hệ thống truyền âm.

Theo Forbes, tất cả bộ phận cấu thành cho phép SoFi có thể thay đổi tốc độ và thực hiện các động tác di chuyển giống hệt cá thật. Phía trước SoFi là cụm camera được bố trí ở hai bên mắt có nhiệm vụ chụp ảnh và quay video độ phân giải cao.

Da cá được bọc bằng chất liệu cao ssu silicon và nhựa dẻo. Phần đầu cá, nơi chưa toàn bộ các linh kiện chính được làm từ nhựa và công nghệ in 3D.

Các nhà khoa học cũng sử dụng dầu em bé (baby oil) để chống lực nén của nước khi áp suất thay đổi lúc di chuyển tới các độ sâu khác nhau.

Phần đuôi cá có chứa hai buồng khí hoạt động giống như piston động cơ. Khi một trong hai khoang chứa mở ra, nó sẽ uốn cong sang một bên.

Trong khi các thiết bị truyền động sẽ đẩy nước vào trong buồng còn lại. Sự thay đổi áp suất khiến phần đuôi di chuyển sang bên còn lại. Cách thức hoạt động này giúp robot có thể chuyển động tiến về phía trước uyển chuyển không khác gì loài cá.

Hệ thống thủy lực bên trong SoFi cho phép điều chỉnh tốc độ bơi. SoFi có thể bơi theo đường thằng, lật nghiêng hoặc lặn lên xuống dễ dàng. SoFi hoạt động hiệu quả ngay cả khi chịu sự nhiễu động của động cơ và các hệ thống khác phát ra tần số thấp.

Theo Daniela Rus, giám đốc CSAIL khẳng định: "SoFi có thể quan sát và tương tác với các sinh vật biển mà không hề gây ra sự phiền toái cho chúng". Các nhà khoa học mới đây đã thử nghiệm SoFi tại vùng biển Rainbow Reef ở Fiji với độ sâu lên tới 15 mét trong vòng 40 phút.

Trong tương lai không xa, nhóm nghiên cứu hy vọng SoFi có thể trở thành công cụ hiệu quả phục vụ khảo sát đại dương và tìm hiểu các sinh vật biển.

Theo Vnreview

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhiều bạn trẻ hiện nay được bố mẹ ủng hộ theo đuổi niềm đam mê nghệ thuật. Ảnh: NVCC

Để trẻ 'tỏa sáng' theo cách riêng

GD&TĐ - Chọn nghề chưa bao giờ là chuyện dễ dàng, đặc biệt khi giữa cha mẹ và con cái tồn tại những khoảng cách trong tư duy và kỳ vọng.

Thí sinh tham gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025. Ảnh: Gia Hưng

Học sai ngành, đừng sợ!

GD&TĐ - Niềm vui trúng tuyển đại học thường đi kèm với nỗi lo: Liệu con có chọn đúng ngành, đúng nghề?

Nghi lễ công bố đặt tên đường Đỗ Mười ở TPHCM thực hiện hồi tháng 1/2025. Ảnh: HCMCPV

TPHCM: Giải 'bài toán' trùng tên đường

GD&TĐ - Nhiều tuyến đường trùng tên sau khi sáp nhập TPHCM gây khó khăn cho người dân, trong khi các chuyên gia đề xuất số hóa để giải quyết vấn đề.