Rau mùi được đồng bào miền Nam gọi là ngò rí, tên khoa học là coriandrum sativum L., họ hoa tán - apaceae. Cây mùi chứa tinh dầu với thành phần chính là coriandrol, một ít geraniol và l-bomeol. Theo Đông y, rau mùi vị cay, tính ấm, có tác dụng trị cảm cúm, kích thích tiêu hóa, chữa nôn trướng bụng, thúc sởi mọc nhanh, làm đẹp da…
Trị môi thâm với rau mùi
Đây chính là loại nguyên liệu tự nhiên được nhiều người biết đến với tác dụng làm sáng hiệu quả đối với đôi môi. Đặc biệt nước chiết xuất từ lá rau mùi giúp làm giảm độ tối của môi.
Bạn nên nghiền một vài lá rau, ép chúng cho đến khi bạn có đủ lượng nước cốt. Sau đó bôi nước ép đó lên đôi môi đã làm sạch có tác dụng giúp bạn dưỡng môi đồng thời làm sáng màu môi.
Tác dụng khác của rau mùi
Công thức trị nám da mặt bằng rau mùi rất đơn giản, bạn trộn nước ép rau mùi tây với nước chanh, sau đó bôi hỗn hợp đó lên vùng da bị nám và đợi khoảng 15 đến 20 phút, sau đó rửa lại với nước ấm để làm sạch cho da.
Chọn loại mùi tây lá phẳng, có màu xanh sẫm, lấy 0,1g rau mùi tây đã được xay nhỏ trộn với 1 muỗng cà phê nước cốt chanh tươi, 2 muỗng cà phê mật ong nguyên chất.
Mùi tây có tác dụng như chất chống oxy hóa (loại bỏ các độc tố và duy trì độ đàn hồi của các mạch máu), đồng thời là một chất kích thích nói chung, lợi tiểu, sát trùng, chống viêm,…
Về mặt thẩm mỹ, kể cả cây mùi tây lẫn hạt mùi tây đều có tác dụng làm đẹp. Cây mùi tây có thể làm sạch mặt, loại bỏ các vết tàn nhang.