Rằm tháng Bảy: Chị em chia sẻ mâm cỗ cúng Rằm

Cách Rằm tháng Bảy khoảng một tuần, những mâm cỗ cúng được chị em chia sẻ trên các diễn đàn, hội nhóm nấu ăn với nhiều màu sắc, muôn màu muôn vẻ.

Rằm tháng Bảy: Chị em chia sẻ mâm cỗ cúng Rằm

Rằm tháng 7 Âm lịch hàng năm được gọi là ngày lễ Vu Lan (báo hiếu). Rằm tháng 7 Âm lịch cũng lại là ngày lễ cúng cô hồn hoặc còn gọi là ngày xá tội vong nhân. 

Lễ Vu Lan và lễ cúng cô hồn là hai lễ cúng hoàn toàn khác nhau. Một lễ cầu siêu cho cha mẹ và ông bà bảy đời để báo hiếu, một lễ là bố thí cho những vong hồn không ai thờ cúng để làm phúc.

Tranh thủ trước Rằm, nhiều chị em đã tự tay chuẩn bị mâm cỗ cúng tổ tiên. Mỗi mâm cỗ có nhiều cách bày biện khác nhau nhưng nhìn chung các món ăn đều hướng tới màu sắc truyền thống.

Chị Phương Hảo (Hải Phòng) cho biết, “Từ xa xưa ông bà tổ tiên mình vẫn cúng như vậy nên mình luôn tôn trọng, duy trì điều này và không muốn thay đổi một chút nào cả”.

Rằm tháng 7: Chị em chia sẻ mâm cỗ cúng Rằm - 1

Mâm cỗ của chị Phương Hảo (Hải Phòng)

Còn chị Hồng Lương (Thanh Xuân, Hà Nội) cũng chia sẻ, “mình thấy các món ăn truyền thống luôn ngon và hấp dẫn. Vì thế không có lý do gì để mình thay đổi mâm cỗ cúng nhà mình. Như bạn thấy đó, gà luộc hay nem rán luôn là lựa chọn của nhiều người. 

Vì đây là hai món ăn có thể coi từ rất lâu đời. Nó vừa mang tính truyền thống lại vừa gợi cho bạn đến một điều đó gì đó xa xưa, như thời chúng ta cùng sống với ông bà mình vậy. Mình luôn cho rằng các món ăn truyền thống cũng là một phần của tấm lòng thành kính đối với tổ tiên”.

Rằm tháng 7: Chị em chia sẻ mâm cỗ cúng Rằm - 2

Mâm cỗ cúng Rằm của cô giáo tiểu học Nguyễn Thanh Hương. Thanh Hương chia sẻ, vì chuẩn bị mâm cỗ một mình nên cô mất thời gian 2 giờ đồng hồ. Tổng chi phí của mâm cỗ hết khoảng 550.000 đồng

Rằm tháng 7: Chị em chia sẻ mâm cỗ cúng Rằm - 3

Rằm tháng 7: Chị em chia sẻ mâm cỗ cúng Rằm - 4

Hai mâm cỗ cúng Rằm của chị Thúy có nick facebook là Rùa Béo. Chị Thúy chia sẻ do làm dâu đã 4 năm nên việc chuẩn bị cơm cúng Rằm với chị đã trở thành công việc quen thuộc. Chi phí dành cho 2 mâm cỗ này khoảng 500.000 đồng

Rằm tháng 7: Chị em chia sẻ mâm cỗ cúng Rằm - 5

Mâm cơm cúng Rằm hấp dẫn của chị Vũ Thị Thanh (nick facebook Thi Vũ), Hà Nội.

Bên cạnh đó, cũng có nhiều chị em khác chia sẻ mâm cỗ chay của gia đình cũng thơm ngon và bắt mắt không kém.

Rằm tháng 7: Chị em chia sẻ mâm cỗ cúng Rằm - 6

Mâm cơm chay rất hấp dẫn của chị Phương Nhung bao gồm các món gà chay, giò chay, nem và các món canh, rau củ xào.

Rằm tháng 7: Chị em chia sẻ mâm cỗ cúng Rằm - 7

Mâm cơm chay của chị Bùi Thị Hương ở Tam Điệp, Ninh Bình (nick facebook Cu Bi Đu). Chị chia sẻ, ở chỗ chị sống không có sẵn các nguyên liệu chay đã qua chế biến vì thế chị tự mua các nguyên liệu như rau củ về làm các món chay đơn giản. 

Chị cho biết, "tháng Vu Lan mình cúng chay để thể hiện lòng tôn kính với ông bà, tổ tiên và thầm hứa sống sao cho xứng là người con hiếu hạnh".

Rằm tháng 7: Chị em chia sẻ mâm cỗ cúng Rằm - 8

Mâm cỗ chay của chị Lê Quỳnh Trang - nick face Chun Chun Mai (TPHCM). Chị cho biết, Rằm tháng Bảy năm nào chị cũng chuẩn bị hai mâm cỗ một chay và một mặn. Cỗ chay cũng trước, cỗ mặn cúng sau.

Theo các nhà tâm linh, ở miền Bắc, người dân thường cúng thổ công, gia tiên, ông bà, mọi người vào trước ngày Rằm tháng Bảy.

Lý do được họ giải thích là, đúng ngày rằm tháng Bảy, Phật tổ xá tội vong nhân trong vòng 1 ngày. Mọi linh hồn kể cả tội lỗi, quỷ dữ dạ xoa đều được tự do. 

Vì vậy, nếu cúng các cụ đúng ngày này thì sợ bị những linh hồn này phá phách, rước thêm âm binh và cô hồn vào trong nhà mình cho dù ta đã cúng cháo cho họ, các cụ có thể không nhận được gì con cháu cúng tế.

Theo eva.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ