Quỹ từ thiện Phuc’s Fond trao 56 suất học bổng cho học sinh, sinh viên

GD&TĐ - Ngày 21/ 11, Đại học Huế phối hợp với quỹ từ thiện Phuc’s Fond trao 56 suất học bổng với tổng giá trị 232 triệu đồng cho học sinh, sinh viên nghèo vượt khó trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên – Huế.

Nhiều học sinh nghèo đã được quỹ Phuc’s Fond hỗ trợ để tiếp tục con đường học vấn
Nhiều học sinh nghèo đã được quỹ Phuc’s Fond hỗ trợ để tiếp tục con đường học vấn

Trong đó gồm 8 suất học bổng toàn phần (12 triệu đồng/suất); 10 suất học bổng trợ cấp (6 triệu đồng/suất); 10 suất học bổng trợ cấp (6 triệu đồng/suất); 4 suất học bổng trợ cấp (3 triệu đồng/suất); 30 suất học bổng khuyến khích (2 triệu đồng/suất); 5 suất học bổng bổ sung (1 triệu đồng/suất. 

Quỹ từ thiện Phuc’s Fond do thầy Nguyễn Quang Phục, một giáo viên người Huế đang công tác tại Na Uy sáng lập nhằm hỗ trợ những trường hợp khó khăn cần giúp đỡ.

Đến nay, Phuc’s Fond đã dành khoảng 15 tỷ đồng chi thường xuyên qua các chương trình: trao học bổng, tiếp sức đến trường; hỗ trợ các cơ sở tình thương; giúp trẻ mồ côi; hỗ trợ khẩn cấp các hoàn cảnh éo le, cụ già neo đơn; phát cơm từ thiện tại bệnh viện; trao quà đến người nghèo... 

Năm 2013, Phuc’s Fond chi hơn 1,2 tỷ đồng cho công tác từ thiện, trong đó tổ chức nhiều chuyến cứu trợ bão lũ tại Quảng Bình, Thừa Thiên - Huế và Quảng Nam. Từ đầu năm 2014 đến nay, Phuc’s Fond dành gần 2,5 tỷ đồng cho những hoạt động nhân ái.

Năm 1991, khi lần đầu tiên về Việt Nam sau 8 năm ở xứ người, thầy Phục được mẹ đưa đến chùa Đức Sơn (thị xã Hương Thủy, Thừa Thiên - Huế). Tại đây, thầy chứng kiến nhiều trẻ mồ côi, tật nguyền, bị bỏ rơi được các sư cô gom nuôi có cuộc sống khó khăn, thiếu thốn. 

Nghĩ đến bản thân mình mồ côi cha từ sớm, nhiều năm sống khổ sở ở trại tạm cư tại nước ngoài, nên thầy mong muốn làm điều gì đó để góp phần làm dịu bớt nỗi đau, sự thiệt thòi của những đứa trẻ bất hạnh. 

Trở về Na Uy, thầy chăm chỉ làm việc hơn, chi tiêu tiết kiệm để dành tiền gửi về gây quỹ, và vận động người thân, bạn bè cùng giúp. 

Dần dần quỹ hoạt động ngày càng hiệu quả, uy tín nên quy mô ngày càng được nhân rộng. Rất nhiều tấm lòng hảo tâm của kiều bào ở các nước Anh, Pháp, Mỹ, Úc, Canada, Na Uy... chung tay giúp sức.

Ông Lê Văn Anh, Chủ tịch Hội Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Thừa Thiên - Huế, nhận xét: “Ở xa quê hương, lại không phải là “đại gia”, vợ chồng sống bằng nghề dạy học nhưng thầy Phục đã làm được những điều phi thường mà nhiều người không thể làm được. Thật đáng quý, trân trọng và biết ơn”.

“Bản thân phải cố gắng, không ngừng nỗ lực lao động, không lãng phí thời gian, sức lực và của cải. 

Và điều làm nên thành công kỳ diệu đó là sự tin tưởng và đóng góp của những tấm lòng thiện nguyện để san sẻ với nỗi đau, bất hạnh của người nghèo, bị thiên tai, bệnh nhân, HSSV chịu thiệt thòi để giúp họ vượt qua khó khăn, vươn lên trong cuộc sống” - thầy Phục chia sẻ và mong muốn bà con kiều bào quan tâm, chung tay góp sức hỗ trợ những hoàn cảnh éo le tại Việt Nam.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.