(GD&TĐ) – Thoạt nhìn, cảnh tượng giống như một bông hoa hồng khổng lồ giữa nền lá xanh. Tuy nhiên, thực tế đây là một cơn bão lớn, rất mạnh trên bề mặt của sao Thổ mà cơ quan vũ trụ Mỹ NASA ghi lại được.
Xoáy bão trên bề mặt sao Thổ tạo thành hình một bông hồng khổng lồ |
Trong những hình ảnh có độ phân giải cao, các nhà khoa học cho biết mắt bão trên có chiều rộng khoảng 2.000 km, lớn hơn 20 lần so với mắt bão trung bình trên Trái đất.
Tàu vũ trụ Cassini của NASA đã cung cấp cho các nhà khoa học cái nhìn cận cảnh đầu tiên về cơn bão ở cực bắc của sao Thổ. Họ sẽ nghiên cứu cơn bão trên để có cái nhìn rõ hơn về bão trên Trái đất.
Mặc dù không có nước gần với những đám mây trong khí quyển của sao Thổ, việc biết về các cơn bão ở đây sử dụng nước bốc hơi thế nào có thể cho các nhà khoa học biết thêm về bão trong vũ trụ được tạo ra và duy trì ra sao.
Cả bão trong vũ trụ và vòng xoáy bão ở cực bắc sao Thổ đều có một tâm bão không có mây hoặc có ít mây.
Khác biệt chính giữa những cơn bão trên sao Thổ là chúng lớn hơn nhiều so với các cơn bão trên Trái đất và xoáy rất nhanh. Trên sao Thổ, gió ở mắt bão thổi mạnh gấp 4 lần so với trên Trái đất. Không giống như các cơn bão khác ngoài vũ trụ đều có xu hướng di chuyển, bão ở sao Thổ đứng yên ở bắc cực. Trên Trái đất, bão có xu hướng bị thổi về phía bắc vì có các lực tác động vào vòng xoáy khi Trái đất xoay.
Các nhà khoa học tin rằng cơn bão trên sao Thổ kya đã hình thành từ nhiều năm.
Hà Châu (Theo Daily Mail)