Quốc hội thông qua Nghị quyết về cơ cấu tổ chức của Chính phủ

GD&TĐ - Với tổng số 470/470 số phiếu tán thành, đạt tỷ lệ 94,19% (tính trên tổng số đại biểu) Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026.

Đại biểu Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về cơ cấu tổ chức Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026
Đại biểu Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về cơ cấu tổ chức Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026

Sáng 23/7, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội thảo luận, biểu quyết thông qua Nghị quyết về cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026.

Dự thảo Nghị quyết nêu rõ, cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV gồm 18 Bộ, 4 cơ quan ngang Bộ. Cụ thể: Bộ Quốc phòng; Bộ Công an; Bộ Ngoại giao; Bộ Nội vụ; Bộ Tư pháp; Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ Tài chính; Bộ Công Thương; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ Giao thông Vận tải; Bộ Xây dựng; Bộ Tài nguyên và Môi trường; Bộ Thông tin và Truyền thông; Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Bộ Khoa học và Công nghệ; Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bộ Y tế.

Các cơ quan ngang Bộ gồm: Ủy ban Dân tộc; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Thanh tra Chính phủ; Văn phòng Chính phủ.

Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ khi được Quốc hội biểu quyết thông qua.

Kết quả biểu quyết thông qua Nghị quyết về cơ cấu tổ chức của Chính phủ.
Kết quả biểu quyết thông qua Nghị quyết về cơ cấu tổ chức của Chính phủ.

Tiếp tục chương trình làm việc kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khoá XV tiếp tục ngày làm việc thứ tư. Đầu giờ sáng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo kết quả thảo luận tại Đoàn về cơ cấu tổ chức của Chính phủ.

Tiếp đến, Chính phủ nhiệm kỳ 2016-2021 báo cáo Quốc hội về việc giải trình, tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội về cơ cấu tổ chức của Chính phủ.

Sau đó, Quốc hội thảo luận, biểu quyết thông qua Nghị quyết về cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026 bằng hệ thống biểu quyết điện tử.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.