Quốc hội thông qua Nghị quyết phê chuẩn quyết toán NSNN 2021

GD&TĐ - Chiều 19/6, Quốc hội chính thức thông qua Nghị quyết về phê chuẩn quyết toán ngân sách Nhà nước năm 2021.

Quốc hội chính thức thông qua Nghị quyết về phê chuẩn quyết toán ngân sách Nhà nước năm 2021.
Quốc hội chính thức thông qua Nghị quyết về phê chuẩn quyết toán ngân sách Nhà nước năm 2021.

96,76% đại biểu tán thành

Chiều 19/6, với 473/478 phiếu tán thành (chiếm 96,76% đại biểu tham gia bỏ phiếu tán thành), Quốc hội chính thức thông qua Nghị quyết về phê chuẩn quyết toán ngân sách Nhà nước năm 2021.

Theo đó, tổng số thu cân đối ngân sách Nhà nước là 2.387.906 tỷ đồng, bao gồm cả số thu chuyển nguồn từ năm 2020 chuyển sang năm 2021, thu kết dư ngân sách địa phương năm 2020, thu từ quỹ dự trữ tài chính theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.

Tổng số chi cân đối ngân sách Nhà nước là 2.484.439 tỷ đồng bao gồm cả số chi chuyển nguồn từ năm 2021 sang năm 2022.

Bội chi ngân sách Nhà nước là 214.053 tỷ đồng, bằng 2,52% tổng sản phẩm trong nước (GDP), không bao gồm kết dư ngân sách địa phương.

Tổng mức vay của ngân sách Nhà nước để bù đắp bội chi và trả nợ gốc là 455.927 tỷ đồng.

Nghị quyết giao Chính phủ công khai quyết toán ngân sách nhà nước năm 2021 theo đúng quy định của pháp luật. Nghị quyết cũng giao Chính phủ chỉ đạo các Bộ, cơ quan trung ương, ủy ban nhân dân các cấp và các đơn vị quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước thực hiện các biện pháp quyết liệt, đồng bộ để tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính, quản lý, sử dụng, quyết toán ngân sách nhà nước, không lặp lại các tồn tại, hạn chế kéo dài nhiều năm.

Đồng thời, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm; kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm người đứng đầu, các tập thể, cá nhân thuộc các Bộ, cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân các cấp và các đơn vị quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước có vi phạm trong lập, chấp hành dự toán, quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước; lập, gửi báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước năm 2021 chậm so với thời gian quy định.

Nghị quyết giao việc tiếp tục chú trọng công tác dự báo, lập dự toán thu tiền sử dụng đất bảo đảm bám sát quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất từng thời kỳ và khả năng thực hiện; quản lý, sử dụng chặt chẽ số tăng thu ngân sách nhà nước bảo đảm hiệu quả, không để xảy ra thất thoát, lãng phí; chấn chỉnh khắc phục các tồn tại, hạn chế trong lập, quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước.

Khắc phục hạn chế

Nghị quyết nêu rõ, Quốc hội đánh giá cao nỗ lực của Chính phủ, trong bối cảnh nền kinh tế chịu tác động nghiêm trọng của dịch Covid-19 đã điều hành chính sách tài khóa chủ động, linh hoạt; kịp thời ban hành và thực hiện có hiệu quả các chính sách miễn, giảm thuế, phí, gia hạn thời hạn nộp thuế, tiền thuê đất và nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, người dân, chính sách phòng, chống dịch, an sinh xã hội.

Bên cạnh những kết quả đạt được, Nghị quyết cũng chỉ ra một số tồn tại, hạn chế cần khắc phục như: dự toán thu tiền sử dụng đất của nhiều địa phương chưa sát so với thực hiện; giải ngân vốn đầu tư công chậm; phát sinh nợ đọng xây dựng cơ bản lớn; nhiều bộ, ngành, địa phương lập, xét duyệt, gửi quyết toán ngân sách nhà nước chậm so thời gian quy định…

473/478 phiếu tán thành (chiếm 96,76% đại biểu tham gia bỏ phiếu tán thành).

473/478 phiếu tán thành (chiếm 96,76% đại biểu tham gia bỏ phiếu tán thành).

Quốc hội giao Chính phủ chỉ đạo thực hiện các biện pháp quyết liệt, đồng bộ để tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính, quản lý, sử dụng, quyết toán ngân sách nhà nước, không lặp lại các tồn tại, hạn chế kéo dài nhiều năm.

Đồng thời, kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm người đứng đầu, các tập thể, cá nhân thuộc các bộ, cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân các cấp và các đơn vị quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước có vi phạm trong lập, chấp hành dự toán, quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước; lập, gửi báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước năm 2021 chậm so thời gian quy định.

Cùng với đó, tiếp tục chú trọng công tác dự báo, lập dự toán thu tiền sử dụng đất bảo đảm bám sát quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất từng thời kỳ và khả năng thực hiện. Quản lý, sử dụng chặt chẽ số tăng thu ngân sách nhà nước bảo đảm hiệu quả, không để xảy ra thất thoát, lãng phí.

Quốc hội cũng đề nghị Chính phủ chỉ đạo chấn chỉnh khắc phục các tồn tại, hạn chế trong lập, quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước; rà soát, xác định chính xác số liệu nợ đọng xây dựng cơ bản vốn ngân sách nhà nước tại thời điểm ngày 31/12/2022, báo cáo Quốc hội khi đánh giá giữa kỳ kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025.

Bên cạnh đó, quản lý chặt chẽ các khoản chi chuyển nguồn ngân sách nhà nước; hủy bỏ, thu hồi về ngân sách nhà nước các khoản chuyển nguồn không đúng quy định, không có nhu cầu sử dụng hoặc quá thời gian giải ngân theo quy định; xử lý dứt điểm những trường hợp tạm ứng quá thời hạn quy định kéo dài nhiều năm.

Trong năm 2023, thu hồi tối đa các khoản tạm ứng từ năm 2021 trở về trước quá thời hạn quy định; thu hồi toàn bộ các khoản ngân sách trung ương hỗ trợ cho các địa phương quản lý, sử dụng không đúng quy định hoặc hết thời gian giải ngân của năm 2022 và năm 2021 trở về trước để cắt giảm tương ứng trong bội chi ngân sách trung ương.

Quốc hội giao Chính phủ tiếp tục kiểm soát bội chi ngân sách nhà nước, nợ công để bảo đảm an ninh tài chính quốc gia, ổn định kinh tế vĩ mô; quản lý chặt chẽ việc huy động, sử dụng các khoản vốn vay bù đắp bội chi và trả nợ gốc của ngân sách nhà nước.

Đồng thời, đề nghị việc phát hành trái phiếu Chính phủ gắn với khả năng thực hiện, giải ngân chi ngân sách nhà nước, trả nợ gốc của ngân sách bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Bom lượn FAB-3000 của Nga.

Chật vật đối phó bom lượn

GD&TĐ - Bom lượn Nga đang là ám ảnh với hệ thống phòng thủ Ukraine dù lực lượng này đang được trang bị những vũ khí đánh chặn tối tân của phương Tây.