Quốc hội sẽ quyết nghị về phòng, chống Covid-19

GD&TĐ - Cơ quan của Quốc hội tiến hành thẩm tra để Quốc hội xem xét, thảo luận và đưa nội dung về phòng, chống dịch Covid-19 vào Nghị quyết chung của kỳ họp thứ nhất và biểu quyết thông qua vào cuối kỳ họp.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ. Ảnh: Đ.X.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ. Ảnh: Đ.X.

Sáng ngày 23/7, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì cuộc họp với đại diện các cơ quan của Quốc hội, các bộ, ngành.

Cuộc họp nhằm rà soát các công việc, đánh giá, rút kinh nghiệm việc tổ chức kỳ họp sau 4 ngày làm việc đầu tiên.

Sau khi nghe đại diện các cơ quan báo cáo tình hình sau 4 ngày làm việc của kỳ họp thứ nhất, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đánh giá cao công tác tổ chức kỳ họp, bảo đảm tiến độ đề ra, các đại biểu đã phát huy tinh thần trách nhiệm trong việc xem xét, thảo luận các nội dung trong chương trình làm việc. Công tác phòng, chống Covid-19 trong thời gian diễn ra kỳ họp được bảo đảm.

Toàn cảnh cuộc họp. Ảnh:VGP/Nguyễn Hoàng.
Toàn cảnh cuộc họp. Ảnh:VGP/Nguyễn Hoàng.

Qua thảo luận tại kỳ họp này, trong bối cảnh dịch bệnh đang diễn biến phức tạp ở nhiều địa phương, nhiều ĐBQH đề nghị Quốc hội cần bày tỏ quan điểm về thực hiện các kết luận, chỉ thị của Bộ Chính trị, các công điện của Thường trực Ban Bí thư và đồng hành với Chính phủ trong công tác phòng, chống Covid-19.

Không ban hành một nghị quyết riêng về phòng, chống dịch Covid-19

Chủ tịch Quốc hội thống nhất Quốc hội sẽ không ban hành một nghị quyết riêng về phòng, chống dịch Covid-19 nhưng sẽ báo cáo Quốc hội bổ sung chương trình kỳ họp thứ nhất về nội dung này.

Theo đó, Chính phủ sẽ xây dựng Tờ trình, cơ quan của Quốc hội tiến hành thẩm tra để Quốc hội xem xét, thảo luận và đưa nội dung này vào Nghị quyết chung của kỳ họp thứ nhất và biểu quyết thông qua vào cuối kỳ họp.  

Chủ tịch Quốc hội yêu cầu Tờ trình của Chính phủ và báo cáo thẩm tra của Ủy ban Xã hội cần tập trung xử lý những vướng mắc về mặt pháp lý trong phòng, chống dịch Covid-19 hiện nay, tạo sự chủ động, linh hoạt cho Chính phủ trong điều hành, kể cả dự phòng các tình huống phát sinh có thể phức tạp hơn.

Có những việc được rút ngắn thời gian xử lý, giải quyết theo quy trình đặc biệt, thậm chí có những việc chưa được quy định trong luật nhưng nếu phát sinh thì cho phép Chính phủ chủ động xử lý.

Trên cơ sở đó, Chủ tịch Quốc hội giao các cơ quan của Quốc hội và Chính phủ phối hợp chặt chẽ, bàn chi tiết, kỹ lưỡng các nội dung để trình Quốc hội.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Gió mạnh trong cơn bão gây đổ cây, tốc mái.

Khi nào bão thành 'thảm họa'?

GD&TĐ - Có nhiều nguyên nhân khiến một cơn bão trở nên nguy hiểm và gia tăng mức độ gây thiệt hại lên đời sống của con người.

Minh họa/INT

Không thể vì không quản lý được thì cấm!

GD&TĐ - Tình trạng quản không được hoặc khó quản là cấm và cấm được coi là giải pháp nhanh và hiệu quả nhất để giải quyết vấn đề là thực tế đang tồn tại...