Quân đội của tướng Haftar tuyên bố thắng thế cuộc tấn công vào Tripoli

GD&TĐ -  Quân đội Quốc gia Libya (LNA) của nguyên soái Khalifa Haftar đã hoàn thành giai đoạn đầu tiên trong cuộc tấn công vào thủ đô Tripoli, Tướng Ali Saleh al-Kataani - chỉ huy của Lữ đoàn Bộ binh 73, thuộc Bộ Tổng tư lệnh LNA nói với RIA Novosti.

Quang cảnh thành phố Tripoli, Libya.
Quang cảnh thành phố Tripoli, Libya.

"Liên quan đến quá trình hoạt động quân sự giải phóng thủ đô Tripoli của Libya, do Quân đội Quốc gia Libya thực hiện để chống lại sự hình thành của các nhóm khủng bố…nhóm IS (nhà nước Hồi giáo-bị cấm ở Nga), đã hoàn thành giai đoạn đầu tiên”, al-Kataani nói.

Theo ông, cuộc tấn công bao gồm hai giai đoạn, giai đoạn đầu tiên gồm tiến quân và chiếm một số khu vực nhất định, giai đoạn thứ hai khi kẻ thù suy yếu thiết lập toàn quyền kiểm soát các vị trí và ngăn chặn tổn thất vật chất và con người.

Ông cũng lưu ý rằng LNA đang chờ lệnh để bắt đầu giai đoạn thứ hai của chiến dịch với mục đích "giải phóng Tripoli và giành chiến thắng cuối cùng".

Chỉ huy Quân đội Quốc gia Libya (LNA), ông Haftar vào ngày 4 tháng 4 đã ra lệnh cho lực lượng của mình tiến hành một cuộc tấn công vào Tripoli để "giải phóng khỏi những kẻ khủng bố". Các đơn vị vũ trang trung thành với Chính phủ Hiệp định Quốc gia (GNA) tại Tripoli đã tuyên bố tiến hành chiến dịch “Vulcan of Wrath” để chống lại LNA.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cuộc chiến khiến gần 1050 người chết, hơn 5,5 nghìn người bị thương.

Sau khi nhà lãnh đạo Libya Muammar Gaddafi bị lật đổ và bị giết hại vào năm 2011, Libya gần như không còn hoạt động như một quốc gia độc lập. Hiện tại, đất nước này đang duy trì quyền lực kép. Quốc hội do người dân bầu chọn ở phía đông; ở phía tây - tại thủ đô Tripoli, chính phủ của hiệp ước quốc gia do Thủ tướng Fayez al-Sarraj đứng đầu với sự hỗ trợ của Liên Hợp Quốc và Liên minh Châu Âu. Chính quyền ở phía đông đất nước này hoạt động độc lập với Tripoli và hợp tác với Quân đội Quốc gia Libya. 

Theo Ria.ru

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhà thơ Mai Văn Phấn đọc thơ tại Thư viện Stockholm, Thụy Điển. Ảnh: NVCC

Khi thơ đương đại vẫy gọi, quyến rũ

GD&TĐ - Sáng tác thơ trong bối cảnh hiện nay, khi các nguyên tắc cổ điển ngày càng được nới lỏng để phù hợp với sự thay đổi trong tư duy và thị hiếu thẩm mỹ