Quận Ba Đình đồng hành cùng học sinh an toàn đến trường

GD&TĐ - Tối 11/2, dưới sự chỉ đạo của Phòng GD&ĐT quận Ba Đình (Hà Nội), buổi toạ đàm: “Đồng hành cùng học sinh trở lại trường sau mùa dịch” trực tuyến diễn ra với sự tham gia của hàng trăm cán bộ, giáo viên...

Quận Ba Đình đồng hành cùng học sinh an toàn đến trường

Tại buổi toạ đàm, đại diện Phòng GD&ĐT quận Ba Đình cho biết, đại dịch Covid-19 đã diễn ra hơn 2 năm, mang đến rất nhiều hệ lụy nghiêm trọng bao trùm lên toàn xã hội. Nhiều ngành nghề, lĩnh vực bị đình trệ, ảnh hưởng, đặc biệt là giáo dục và đào tạo.

Trong suốt 2 năm qua, việc học sinh không được đến trường, thầy cô không thể lên lớp khiến cho các kế hoạch của năm học phải liên tục điều chỉnh. Điều này gây nhiều khó khăn cho công tác quản lý và giảng dạy của các thầy cô giáo.

Trong bức tranh khủng hoảng đó, ngành Giáo dục quận Ba Đình đã nhanh chóng thích nghi với hoàn cảnh mới. Từ việc dạy học trực tiếp, các thầy cô giáo đã chủ động nghiên cứu, tìm tòi, học hỏi để ứng dụng công nghệ trong việc dạy học trực tuyến. Các bài giảng ngày càng hay hơn, thu hút hơn đối với học sinh. Giúp các em duy trì việc học tập theo đúng lộ trình, chương trình năm học.

Thầy cô tham gia tọa đàm.
Thầy cô tham gia tọa đàm.

Hiện tại, tình hình đại dịch đã phần nào được kiểm soát. Toàn xã hội đang dần quay trở lại các hoạt động thích nghi với tình hình “bình thường mới”. Thực hiện chỉ thị của Thủ Tướng Chính Phủ, ngành giáo dục trên cả nước đang gấp rút chuẩn bị cơ sở vật chất, kế hoạch hoạt động để học sinh trở lại trường học.

Phát biểu tại buổi toạ đàm, ông Nguyễn Công Bình - Giám đốc Đào tạo Công ty CP Đào tạo VIETFUTURE nhận định, con người thường có nhiều nỗi lo lắng. Tuy nhiên, lo lắng nhất chính là vì không hiểu rõ những gì sắp xảy ra; không hiểu rõ sự chuẩn bị của nhà trường và thầy cô; không hiểu rõ mình phải làm gì. Đặc biệt là, không hiểu rõ phải làm gì khi có sự cố xảy ra.

Chuyên gia đào tạo Nguyễn Công Bình phát biểu.
Chuyên gia đào tạo Nguyễn Công Bình phát biểu.

Lãnh đạo của VIETFUTURE cũng chỉ ra nguyên nhân dẫn đến điều này là vì học sinh bị thiếu động lực, cảm hứng; kiến thức bị hổng; nhiều thói quen bị xáo trộn cùng với đó là tâm lí kì thị người nhiễm Covid-19…

Để khắc phục tình trạng này, ông Bình đã đưa ra một số giải pháp cụ thể mà thầy cô, nhà trường có thể thực hiện, triển khai như: tổ chức các hoạt động teamworking (làm việc nhóm) cho học sinh; tổ chức các cuộc thi để mỗi học sinh có thể được ghi nhận và khẳng định mình.

Bên cạnh đó, tại các cơ sở giáo dục đào tạo cũng nên có nơi vinh danh học sinh theo tuần, tháng để các em học sinh thấy bản thân được vinh danh, được quan tâm, ông Bình chia sẻ thêm.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Giáo viên Trường THCS Thụy Liên (Thái Thụy, Thái Bình) trong giờ dạy môn Khoa học tự nhiên.

Giúp dạy học hiệu quả môn tích hợp

GD&TĐ - Sau 3 năm triển khai, các nhà trường đã rút ra những kinh nghiệm để triển khai dạy học hiệu quả môn tích hợp, nhất là môn Khoa học tự nhiên.
Minh họa/INT

Bóng ma hạt nhân ở Trung Đông

GD&TĐ - Tình hình Trung Đông đã đột ngột căng thẳng kể từ đêm 13/4 rạng sáng 14/4 khi Iran lần đầu tiên trong lịch sử thực hiện một cuộc không kích quy mô lớn.
Minh họa/INT

Lễ hội nhân dân

GD&TĐ - Tuần lễ du lịch Quảng Ngãi năm 2024 sẽ được bắt đầu vào ngày 22/4 tới.