Cận cảnh quái vật sông Amazon hung bạo nhất hành tinh

Nặng khoảng 750kg, dài 10m, loài quái vật này có thể hạ gục và nuốt chửng các loài vật lớn và khỏe như cá sấu, hà mã vô cùng dễ dàng.

Cận cảnh quái vật sông Amazon hung bạo nhất hành tinh

Tại vùng ngập nước trong rừng Amazon (Brazil) hay các hồ nước có dòng chảy không quá mạnh tồn tại những “khu rừng nổi” mà người dân địa phương thường gọi là matupás.

Không ít người truyền tai nhau rằng, những khu rừng này rất nguy hiểm bởi chúng là nơi cư trú của nhiều cá sấu, rắn độc và cả bí ẩn về loài trăn khổng lồ huyền thoại Anaconda.

Từ sự hình thành "khu rừng nổi" độc đáo...

Nhà nghiên cứu sinh thái Carolina Freitas thuộc Trung tâm nghiên cứu tự nhiên Brazil lần đầu biết đến những hòn đảo nổi này khi đang khám phá khu bảo tồn Piagaçu-Purus.

Người dân cho biết, họ thường sử dụng matupás để trồng dưa hấu nhưng khi tìm hiểu sâu, giới chuyên gia nhận thấy các thông tin về hòn đảo này đều rất mơ hồ và xa lạ đối với khoa học.

Khi đã tìm hiểu rõ hơn, Freitas nhận ra rằng, matupás khởi nguồn khi các cây thủy sinh và bán thủy sinh phân hủy. Qua thời gian, chúng trở thành một vùng đất nổi - nơi có thể nuôi dưỡng các loài thực vật khác nhau.

Các "hòn đảo" này có thể đạt độ dày 3m, với diện tích khác nhau - từ một vài mét vuông đến hàng ngàn mét vuông. Một số hòn đảo có kết cấu đủ vững chắc để có thể đặt chân lên, thậm chí đủ để trồng cây lương thực trên đó.

Những hòn đảo này được tạo thành khi các khối cỏ được tập hợp trong mùa lũ, chìm xuống đáy và phân hủy. Chỉ các hồ nước nằm tại vùng đất trũng, hay bị ngập bởi nước từ các con sông vào mùa lũ và đủ thấp để không bao giờ cạn hoàn toàn vào mùa khô mới có hiện tượng này.

Cỏ thối rữa theo thời gian và khi mùa khô đến, cỏ nổi lên - trở thành một vùng lý tưởng cho hạt giống phát triển. Quá trình này diễn ra trong nhiều năm, cho đến khi "hòn đảo" matupás hình thành.

... đến bí ẩn về quái vật hung bạo - loài trăn khổng lồ Anaconda

Nhà nghiên cứu Freitas không khỏi bất ngờ khi nhiều cư dân nơi đây cho biết, Anaconda là một loài trăn khổng lồ và chúng thường sống ở lưu vực sông Amazon.

Anaconda gồm 4 loài với 4 màu xanh, vàng, đốm trắng đen và loài Bolivia. Chúng sống dưới nước, trong các đầm lầy, các con sông và rừng rậm.

Kích thước của loài Anaconda có thể đến 750kg, dài hơn 10m và chu vi thân lên đến 1,2m. Mặc dù ở dưới nước song chúng vẫn thở được và nhìn thấy đối tượng để tấn công.

Dù loài trăn này chậm chạp hơn các loài trăn sống trên cạn, song chúng lại rất khỏe. Nó có thể hạ gục và nuốt chửng các loài vật lớn và khỏe như nai, hoẵng, báo, thậm chí trâu, bò, hà mã trong thời gian không lâu.

Nhiều người dân địa phương mô tả rằng, Anaconda thường xuyên tấn công, cuộn chặt hay nuốt chửng những chú cá sấu khổng lồ, nặng tới vài tạ. Có vẻ như, cá sấu là món ăn khoái khẩu nhất của Anaconda.

Với những chiếc răng nanh khá chắc và nhọn nhưng Anaconda không dùng chúng để nhai mà sử dụng trong việc giữ chặt, không cho con mồi thoát ra ngoài. Trăn Anaconda tiêu hóa khá chậm nên khi ăn thịt, chúng có thể nhịn đói được một thời gian dài cho đến khi tìm được con mồi mới.

Không chỉ có sở thích thưởng thức thịt cá sấu, con người cũng từng trở thành miếng mồi ngon của loài trăn hung dữ này. Vì thế, Anaconda được người dân Nam Mỹ cho là quái vật hung bạo nhất hành tinh.

Trước đây, đã từng có một số ghi chép của các nhà thám hiểm Anh vào năm 1935 về loài trăn này. Họ mô tả nó dài đến 50m nhưng người dân địa phương thì khẳng định nó dài khoảng 15m, nặng khoảng 1 tấn.

Tuy nhiên, cho đến nay, các nhà khoa học cho biết, vẫn chưa có con trăn nào có kích cỡ như thế bị bắt. Theo các nhà nghiên cứu, khi lột xác, lớp da của loài trăn thường giãn ra, lớn gấp vài lần nên có thể khiến cho người nhìn thấy hoảng sợ, suy diễn về sự khổng lồ này.

Với mong muốn tìm hiểu kỹ hơn về loài sinh vật khổng lồ, Freitas sẽ tiếp tục nghiên cứu về "khu rừng nổi" nơi đây. Biết đâu một ngày nào đó, bà và đồng nghiệp của mình có thể tận mắt chứng kiến loài quái vật hung bạo này.

Theo Trí thức trẻ/Atlasobscura, Wikipedia

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Vẫn rất lúng túng mua điện mặt trời

GD&TĐ - Liên quan đến giá mua điện mặt trời mái nhà tự sản tự tiêu dư thừa phát lên lưới, giữa tháng 7 vừa qua, Bộ Công Thương đưa ra hai phương án.