Những thay đổi quan trọng trước thềm năm học mới ở Nga

Những thay đổi quan trọng trước thềm năm học mới ở Nga
Học sinh Nga (ảnh: Internet)
Học sinh Nga (ảnh: Internet)

Những thí sinh đoạt giải Olympic chỉ được sử dụng quyền ưu tiên một lần khi thi vào đại học, nghĩa là họ phải lựa chọn 1 trong 5 trường đại học mà họ muốn giới thiệu thành tích của mình trong thời gian tuyển sinh. Trả lời câu hỏi của nhà báo về tương lai của những học sinh đọat giải Olympic năm nay vốn chiếm phần lớn chỉ tiêu ngân sách trong các trường đại học danh tiếng nhất, bà Lyubov Glebova nói: “Không nên thất vọng về các cuộc thi Olympic của học sinh phổ thông, nhưng cũng không được biến chúng thành một ưu tiên tuyệt đối. Đề nghị thay đổi các văn bản chuẩn để những người đọat giải Olympc chỉ có thể sử dụng sự ưu tiên của mình một lần – khi nộp đơn vào một trường đại học và một chuyên ngành. Còn tại các trường đại học khác họ phải tham gia thi bình đẳng như tất cả mọi người. Tôi cho rằng đây là biện pháp hợp lý”. Theo bà, kết quả của cuộc thi Olympic không phù hợp với kết quả thi quốc gia thống nhất: “Năm nay chúng ta chỉ có 2.700 em đạt 100 điểm về tất cả các môn thi quốc gia thống nhất, trong khi đó có 23.000 em đọat giải các cuộc thi Olympic vốn được đánh giá tương đương với họ”.

Bà Glebova cũng đề nghị cắt giảm số lượng chỉ tiêu vào các trường đại học Nga đối với những sinh viên học theo hệ cử tuyển, và dự kiến sau đó đền bù cho họ tại các xí nghiệp gửi thí sinh đi học. “Được cử đi học, thông thường, là những người không có khả năng chiến thắng trong cuộc thi tuyển chung. Kết quả là các cơ quan quyền lực cử đi học bằng  tiền nhà nước những người mà trên thực tế không đáp ứng chuẩn kiến thức.  Bắt đầu với 30% sinh viên cử tuyển, năm 2010 còn 20%, và hiện nay chúng tôi đang xem xét vấn đề cắt giảm số chỉ tiêu này xuống 15%”, - bà Glebova nói.

Ngòai ra, theo ý kiến bà Glebova, cần  xem xét lại đông đảo các lớp dự bị trong các trường đại học, nơi nhiều giáo viên chưa được sát hạch một cách phù hợp đang giảng dạy bất hợp pháp chương trình phổ thông. Ngòai việc hạn chế cấp giấy phép hành nghề, Thanh tra giáo dục Nga dự tính xây dựng thủ tục đánh giá và kiểm tra thường xuyên chất lượng các lớp dự bị đó.

Cuối cùng, bà Luybov Glebova đề nghị phạt những giáo viên dạy thêm chương trình phổ thông cho  học sinh của mình để lấy tiền; về thực chất nhà nước đã trả lương cho họ để làm điều đó rồi. Bà cho rằng, những giáo viên trục lợi này sẽ không được nhận khỏan phụ cấp tiền lương do các bậc phụ huynh tham gia phân chia thông qua các hội đồng quản lý. “Nghĩa là ban đầu chúng ta dạy một đứa trẻ miễn phí, sau đó dạy thêm để lấy tiền, sau đó lại lấy tiền ở các trường đại học. Đã đến lúc chấm dứt tình trạng đó”, - bà nói.

Một giáo viên trên 10 học sinh

Ngày 1 tháng 9 năm 2010, tiếng trống trường lần đầu tiên vang lên đối với 1,43 triệu học sinh lớp 1 trong các trường phổ thông Nga. So với năm 2009, số học sinh lớp 1 tăng lên 50.000 em. Tổng cộng trong năm học mới, tại 51,5 ngàn trường phổ thông Nga có 12,8 triệu học sinh học tập, ít hơn năm học trước 150.000 em. Năm học mới này có thêm 123 ngôi trường mới được đưa vào sử dụng.

Năm 2010, có 1,2 triệu giáo viên giảng dạy trong các trường phổ thông, trong đó có hơn 500.000 giáo viên làm việc ở nông thôn. 84% giáo viên phổ thông có học vấn đại học, 16% - trung học chuyên nghiệp. 413.000 giáo viên đã được nâng cao trình độ chuyên môn và đào tạo lại trong năm học 2009-2010. Phần lớn giáo viên Nga là phụ nữ (85%), tuy nhiên so với năm ngóai số lượng nam giới trong các trường phổ thông tăng lên 20.000 người.

Trần Hậu (Theo Báo Tin tức)

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Học sinh dự khảo sát vào lớp 6 Trường Trần Đại Nghĩa (TPHCM) năm 2024. Ảnh minh họa: INT.

Muôn vàn áp lực với học sinh đầu cấp

GD&TĐ - Giai đoạn đầu cấp, trường mới, bạn mới cũng khiến nhiều học sinh cảm thấy căng thẳng, thiếu tự tin, nhất là độ tuổi THCS, trẻ lớp 6 ở tuổi dậy thì.