Phương Tây đang sản xuất đạn dược với 'tốc độ chưa từng có'

GD&TĐ - Các nhà máy sản xuất đạn dược của phương Tây đang chạy hết công suất nhằm đáp ứng nhu cầu của Lực lượng vũ trang Ukraine.

Phương Tây đang sản xuất đạn dược với 'tốc độ chưa từng có'

Trang thông tin Defense24 của Ba Lan mới đây đã đăng tải một phóng sự về việc sản xuất đạn dược của các nước phương Tây, chủ yếu là đạn pháo nhằm đáp ứng nhu cầu rất lớn của Lực lượng vũ trang Ukraine.

Nói về tình trạng thiếu đạn pháo đối với Quân đội Ukraine, các phóng viên nhận định chúng ta không nói về nhu cầu hiện tại, vốn đã được các đồng minh nước ngoài của Kyiv đáp ứng, mà đó là chuẩn bị cho một "cuộc tấn công mới", được lên kế hoạch trong tương lai.

"Việc kho dự trữ đạn pháo 155 mm của Mỹ sụt giảm xuống 'mức thấp khó chịu' đã buộc chính quyền Tổng thống Joe Biden quyết định gửi đạn chùm sang Ukraine, làm 'cầu nối' cho đến khi Washington và đối tác đẩy mạnh sản xuất", trang Defense24 cho biết.

Ở cả hai bên bờ Đại Tây Dương, ngành công nghiệp quốc phòng đang phát triển đáng kể và đạn pháo 155 mm có nhu cầu cao nhất - cả do đơn đặt hàng từ Hoa Kỳ và các quốc gia khác ủng hộ chính quyền Kyiv.

Một quan chức ngành công nghiệp quốc phòng NATO cho biết, hoạt động sản xuất ở các quốc gia như Tây Ban Nha đang ở mức độ chưa từng có và nhiều nước đang nỗ lực thu hút tân binh, với các khóa đào tạo ngắn dành cho những người có giấy phép sử dụng vũ khí.

Nhu cầu sử dụng đạn pháo của Lực lượng vũ trang Ukraine vào khoảng 2 triệu quả/năm.

Nhu cầu sử dụng đạn pháo của Lực lượng vũ trang Ukraine vào khoảng 2 triệu quả/năm.

Tuy vậy phương Tây cũng đang đối diện khó khăn, để đáp ứng nhu cầu của Lực lượng Vũ trang Ukraine, các dây chuyền sản xuất đạn pháo mới đang được xây dựng, nhưng việc làm này cần có thời gian.

Ngoài ra, các doanh nghiệp công nghiệp quốc phòng NATO vẫn gặp khó khăn trong việc tuyển dụng nhân sự có trình độ để vận hành những dây chuyền này.

Về phía đối địch, Nga cũng đang tăng sản lượng đạn pháo lên khoảng 2 triệu viên/năm, tuy nhiên họ phải rải đều cho nhiều cỡ đạn, thay vì chủ yếu tập trung vào đạn pháo 155 mm và 105 mm như cách mà NATO đang làm.

Pháo tự hành 2S22 Bogdana của Ukraine được sử dụng trong chiến đấu.

Theo Defense24

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ