Phương pháp học tập cho học sinh lớp 10 theo hướng quốc tế hóa

GD&TĐ -Để đáp ứng mục tiêu học tập theo hướng quốc tế hoá, chương trình học song bằng giúp HS có cơ hội nhận hai bằng THPT với lượng kiến thức đa dạng và kĩ năng toàn diện được kết hợp từ hai chương trình của 2 quốc gia.

Học sinh hệ Song bằng của trường THPT H.A.S
Học sinh hệ Song bằng của trường THPT H.A.S

Bức tranh giáo dục toàn cầu đã thay đổi rất nhiều từ những năm đầu thế kỷ 21 với nền giáo dục được gọi là quốc tế hoá. Học sinh của thế kỷ 21 hiện nay, thế hệ Z, thế hệ Alpha, với đặc điểm công việc cực kỳ linh hoạt và đặc biệt trong tương lai về địa điểm, tính chất công việc, mức thu nhập, sẽ phải trở thành những con người học tập cả đời và chú trọng vào kỹ năng thay vì kiến thức. Điều này đã được minh chứng trong sự thay đổi của bức tranh giáo dục những năm gần đây, và đặc biệt được “khẳng định” trong một năm qua với đại dịch Covid-19.

Trong viễn cảnh thế giới không ngừng thay đổi thì việc “học tập trọn đời” là điều tất yếu để chúng ta có thể thích nghi được với những đổi thay hàng ngày và những biến đổi không thể lường trước. Đại dịch COVID đã cho chúng ta chứng kiến sự thay đổi hình thức học từ trực tiếp sang học online, một hình thức học mà bố mẹ và học sinh không dễ dàng chấp nhận khi khởi đầu, hay hình thức “tích hợp” giữa trực tiếp và trực tuyến. Với những thay đổi này, ngoài kiến thức, thì kỹ năng học tập như kỹ năng tìm kiếm tài liệu, kỹ năng tự học, hay kỹ năng CNTT là quan trọng hơn bao giờ hết, để học tập thành công. 

Theo World Economic Forum, học sinh cần 16 kỹ năng cần thiết nhất để học tập tốt trong thế kỷ 21 với ba nhóm lớn. Nhóm đầu tiên là nền tảng kiến thức quan trọng về ngôn ngữ, tính toán, hiểu biết khoa học, Công nghệ thông tin, hiểu biết về tài chính và hiểu biết về văn hoá, nghĩa vụ công dân, đây là những kỹ năng quan trọng để giúp học sinh định hướng trong công việc hàng ngày. Nhóm thứ hai là các năng lực bao gồm giải quyết vấn đề, tư duy phản biện, sáng tạo, giao tiếp và làm việc nhóm, những năng lực này giúp học sinh đối mặt được với những thách thức. Nhóm thứ ba là những phẩm chất giúp học sinh có thể tiếp cận phù hợp với môi trường, bao gồm sự tò mò, chủ động, kiên trì, ứng biển, tố chất lãnh đạo và sự thấu hiểu về văn hoá xã hội. 

Để trang bị cho thế hệ tương lai những kiến thức và kỹ năng, các chương trình giáo dục từ bậc phổ thông đến Đại học đã và đang được xây dựng theo khung năng lực. Đó là đổi mới về nội dung học tập theo hướng phát triển năng lực và kỹ năng thay vì đơn thuần kiến thức. Ở bậc đại học, các kỹ năng nghề nghiệp được tích hợp trong chương trình đào tạo dưới nhiều hình thức, ví dụ như WIL tức là sinh viên được làm việc trong môi trường công việc thực tế. Với xu hướng đó, các trường Đại học Việt Nam đã xây dựng các chương trình tích hợp với chương trình nước ngoài. Đó là cơ hội rộng mở và rất nhiều sự lựa chọn để học lên các cấp cao hơn: học Đại học trong nước, học chương trình liên kết giữa Đại học quốc tế và Đại học trong nước, các Đại học quốc tế ở Việt Nam và vẫn có một lượng lớn học sinh đi du học.

Chính phủ Việt Nam và Bộ Giáo dục và Đào tạo, cùng với việc mở cửa giáo dục phù hợp với nên giáo dục quốc tế hoá hiện nay, cùng với Nghị định 86, đã công nhận chương trình và các bằng cấp THPT của nước ngoài được thực hiện một cách riêng biệt hay tích hợp với chương trình Việt Nam. Nghị định 86 đã tạo điều kiện cho các chương trình quốc tế được đưa đến cho học sinh Việt Nam, để không những tăng cường kỹ năng sử dụng Tiếng Anh trong học tập cho học sinh mà còn bổ sung cho học sinh học những môn học mang tính “thực hành” và “hướng nghiệp” mà chương trình giáo dục Việt Nam chưa đủ. Điều này cũng tạo điều kiện tối đa nhất cho học sinh khi có nhiều cơ hội rộng mở khi lên Đại học, và với các bằng quốc tế chính thống hiện nay, học sinh Việt Nam có thể vào được bất cứ chương trình nào của Đại học trong nước, quốc tế ở Việt Nam cũng như đi du học nước ngoài. 

Kỹ năng học sinh thế kỷ 21 cần có – Nguồn: World Economic Forum.
Kỹ năng học sinh thế kỷ 21 cần có – Nguồn: World Economic Forum. 

Tại Hà nội, ngoài các chương trình song bằng với Cambridge A-level hiện nay, học sinh còn có cơ hội học song bằng với chương trình THPT Nam Úc, được dạy ngoài Úc, với tên gọi SACE International. Đây là là chương trình THPT của Úc được dạy rộng rãi nhất trên toàn cầu với hơn 40,000 học sinh đã tốt nghiệp ngoài biên giới Úc. 

Chương trình SACE được thực hiện tại Hà Nội từ năm 2017 thông qua SACE College Việt Nam, đến nay đã có gần 100  học sinh tốt nghiệp theo cách thức học bán thời gian và toàn thời gian, nhiều bạn tốt nghiệp loại giỏi với ATAR trên 90% và đạt được nhiều học bổng khi đi du học nước ngoài hay Đại học Quốc tế trong nước. 

Trường THPT H.A.S (Hanoi Adelaide School) là trường đầu tiên và duy nhất hiện nay được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt chương trình song bằng THPT của Nam Úc (Úc) với chương trình THPT Việt Nam, tạo điều kiện cho học sinh có thể nhận hai bằng THPT với khối lượng kiến thức và kỹ năng toàn diện được kết hợp từ hai chương trình. Chương trình giúp học sinh phát triển các kiến thức, năng lực, phẩm chất của thế kỷ 21 được ghi nhận trên toàn cầu. Học sinh học SACE tại bất cứ đâu, với hình thức nào, tại Úc hay ngoài biên giới Úc, đều được đánh giá điểm như nhau, công bố điểm cùng một thời điểm và được xếp hạng toàn cầu. Vì thế, để lọt vào 10% số học sinh có điểm cao nhất với điểm xếp hạng 90% trở lên không phải là một điều dễ dàng. 

Ngày 15/12/2020, Uỷ ban THPT Nam Úc chính thức công bố điểm ATAR - Điểm xếp hạng Tuyển sinh Đại học Úc trên toàn cầu. Theo kết quả này, 100% học sinh khóa I Chương trình Song bằng tại Hanoi Adelaide School và học sinh học bán thời gian tại SACE College Việt Nam đủ điều kiện tốt nghiệp và nhận bằng THPT Úc. 

Bạn Nguyễn Đỗ Quỳnh Anh học sinh Hanoi Adelaide School đạt 91% ATAR, đồng nghĩa với việc nằm trong danh sách 9% học sinh tốt nghiệp xuất sắc nhất chương trình SACE toàn cầu năm 2020. Tại SACE College Việt Nam, bạn Bùi Đặng Châu Anh, học sinh trường chuyên Hà nội Amsterdam đạt 96% ATAR- nằm trong tốp 4% học sinh tốt nghiệp xuất sắc. 

Để có thể tự tin hơn với xu hướng học tập quốc tế hoá và song bằng hiện nay, phụ huynh học sinh lớp 10 có thể tham gia buổi chia sẻ của TS Nguyễn Phụ Hoàng Lân, cố vấn chuyên môn chương trình "Học sao cho tốt" - VTV7 về Phương pháp học tập thành công cho học sinh cấp THPT. Hội thảo được tổ chức tại SACE College Việt Nam, tầng 7, 19 Lê Văn Lương, Thanh Xuân, Hà Nội, Thứ 7, Ngày 26/12/2020 và đăng ký tại đây

Phụ huynh cũng có thể tham khảo thêm về chương trình SACE Quốc tế ở SACE College Việt Nam tại đây, tại Hanoi Adelaide School tại đây.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ