Phục vụ 20.11: Hoa đẹp vì thời tiết ủng hộ, nhưng rớt giá vì COVID-19

Làng hoa Tây Tựu đang gấp rút thu hoạch phục vụ ngày Hiến chương các nhà giáo 20.11. Năm nay được mùa, nhưng giá hoa rẻ vì dịch bệnh COVID-19.

Giá chỉ bằng 50% so với năm ngoái

Về Tây Tựu những ngày này ở đâu cũng thấy người dân tất bật thu hoạch hoa để kịp bán nhân ngày Nhà giáo Việt Nam (20.11).

Nhanh tay cắt những gốc cúc họa mi đang độ hàm tiếu, chị Nguyễn Ngọc Dung (Tây Tựu, Bắc Từ Liêm, Hà Nội) chia sẻ: Năm nay thời tiết ủng hộ, nên tất cả các loại hoa đều cho thu hoạch khá. Vườn cúc họa mi của gia đình chị cho bông đều, thân dài, lá xanh mướt và không bị sâu bệnh hay sương muối làm đốm lá.

“Một bông hoa đẹp ngoài việc nở đúng cỡ, bông no tròn, cánh tươi bung rộng, thân phải dài thẳng và lá xanh mướt không bị sâu hoặc sương muối làm cháy” – chị Dung chia sẻ.

Chị Dung (Tây Tựu - Hà Nội) chuẩn bị hoa để mối buôn nhận bán phục vụ 20.11. Ảnh: Vũ Long
Chị Dung (Tây Tựu - Hà Nội) chuẩn bị hoa để mối buôn nhận bán phục vụ 20.11. Ảnh: Vũ Long

Không riêng gì hoa cúc, mà tất cả các loại hoa khác như ly ly, đồng tiền, thạch thảo, cúc vàng… đều rất đẹp. Người trồng hoa nói chung và người dân Tây Tựu nói riêng đã nhiều kinh nghiệm để trồng các loại hoa phù hợp với ngày lễ để có thể tiêu thụ dễ dàng và có giá tốt hơn.

Cũng theo chị Dung, hoa năm nay rất đẹp, nhưng giá lại không được "tươi" như hoa, do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, hoa bán chậm hơn và giá thấp hơn” – chị Dung tâm sự.

Chia sẻ với PV, anh Đỗ Đắc Dũng (118 Tây Đam – Tây Tựu – Bắc Từ Liêm, Hà Nội), cho biết: Gia đình anh đầu tư 1 mẫu đất trồng 2 vạn gốc hồng. “Mọi năm thời điểm này (còn 3 ngày nữa là 20.11) giá hoa đã tăng rất cao, nhưng hiện nay chúng tôi cũng chỉ bán buôn với giá từ 1.000 – 1.500 đồng/bông do ảnh hưởng của COVID-19. Tính ra, hoa đẹp, nở đều, nhưng giá chỉ bằng 50% so với năm ngoái” – anh Dũng nói.

Ông Đặng Trần Tâm thu hoạch cúc họa mi tại Tây Tựu. Ảnh: Vũ Long
Ông Đặng Trần Tâm thu hoạch cúc họa mi tại Tây Tựu. Ảnh: Vũ Long

Còn theo anh Nguyễn Ngọc Tuyết (thôn Hạ, phường Tây Tựu, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội), "ở Đan Phượng, tôi dành 5 mẫu đất để trồng ly, năm nay thời tiết thuận lợi hơn, ly đẹp và đều bông, nở đúng thời điểm nên cho thu oạch khá. Tuy nhiên, nếu không vướng COVID-19, thu nhập còn cao hơn nữa” – anh Tuyết chia sẻ.

Đất trồng hoa ở Tây Tựu đang bị “co hẹp”

Theo phản ánh của một số hộ trồng hoa tại Tây Tựu, đất trồng hoa ở đây đang bị thu hẹp để phục vụ các công trình công cộng. Do không đủ đất, người dân Tây Tựu tỏa đi các vùng khác như Đan Phượng, Hoài Đức, Thạch Thất… thuê đất để trồng hoa

Anh Nguyễn Ngọc Tuyết cho biết, anh thuê 1.000m2 đất ở Đan Phượng để trồng ly và hiện nay anh đang nhập bán cho các đầu nậu để phục vụ 20.11.

Người dân Tây Tựu thu hoạch hoa. Ảnh: Vũ Long
Người dân Tây Tựu thu hoạch hoa. Ảnh: Vũ Long

Còn theo anh Đặng Trần Thuyết (số nhà 180 phố Tây Đam), anh cũng thuê 2 mẫu ruộng tại Hoài Đức để trồng ly. Vừa nhanh tay vùi những củ ly vào khay mùn để ươm giống phục vụ rằm Tháng Giêng, anh Thuyết vừa rủ rỉ chia sẻ:

“Hoa phục vụ 20.11 tôi đã giao hết cho đầu nậu lấy buôn, hiện nay gia đình tôi đang chuẩn bị lứa hoa mới phục vụ rằm Tháng Giêng. Nghề trồng hoa tuy cho thu nhập cao hơn trồng lúa, màu, nhưng vất vả, bấp bênh vì phụ thuộc nhiều vào thời tiết. Năm nào nắng quá lớn, sương muối hoặc sâu bệnh phá hoại quá nhiều thì đầu tư cao, nhưng năng suất thấp, hoa xấu giá rẻ, coi như lỗ. Những năm thu hoạch khá, thì cũng dôi được 100-200 triệu đồng”.

Còn theo ông Đặng Trần tâm, bình thường, nếu trồng hoa tại "đất nhà" thì còn có lãi, nhưng nếu phải thuê đất với giá 2-3 triệu đồng/sào, cộng với tiền đầu tư thuê đất, phân gio… tính ra người trồng không được mấy.

"Riêng tiền đầu tư cũng hết 15 triệu đồng/sào, tính ra trừ mọi chi phí thu nhập còn lại không nhiều, thậm chí có năm còn bị lỗ. Gia đình nào có đất trồng tại Tây Tựu thì còn đỡ, chứ phải thuê đất xa, thuê nhân công trông coi, không cẩn thận là lỗ” – anh Đặng Trần Tâm (176 phố Tây Đam – Tây Tựu-Bắc Từ Liêm), chia sẻ.

Theo laodong.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hiểu lầm là một trong những nguyên nhân chính hủy hoại hôn nhân. (Ảnh: ITN).

'Kẻ thù giấu mặt' phá hoại hôn nhân

GD&TĐ - Hôn nhân, sự kết hợp giữa tình yêu và sự cam kết thường phải đối mặt với những thách thức có thể làm suy yếu sự ổn định của nó.