Phụ nữ Syria bị bán làm vợ ở Jordan

Phụ nữ Syria bị bán làm vợ ở Jordan

(GD&TĐ) – Trước khi chiến tranh bắt đầu, Jazal yêu người hàng xóm của mình ở Homs. “Khi đó anh ấy 20 tuổi và tôi mơ một ngày được kết hôn cùng anh ấy. – Cô nói – Tôi chưa bao giờ nghĩ có thể lấy ai đó mà mình không yêu, nhưng gia đình và tôi đã trải qua thời gian khó khăn kể từ khi tới Amman”.

Long queues of Syrian refugees wind around the UNHCR’s building in Amman, Jordan
Những hàng người Syria quanh trụ sở của UNHCR ở Amman (Jordan)

Kazal cho rằng cô 18 tuổi nhưng trông trẻ hơn nhiều. Cô mới ly dị với người đàn ông 50 tuổi ở A rập Xê út – người đã trả cho gia đình cô khoảng 3.100 USD. Hôn nhân kéo dài 1 tuần.

“Tôi đã sống với chồng ở Amman, nhưng chúng tôi không hạnh phúc. Ông ta đối xử với tôi như một người hầu và không tôn trọng tôi với tư cách một người vợ. Ông ấy rất nghiêm khắc với tôi. Tôi rất vui vì có thể ly dị được”.

Đôi mắt xanh mở to của cô đẫm nước mắt khi nói về cuộc hôn nhân: “Tôi đã đã đồng ý làm vậy để giúp gia đình. Khi đính hôn, tôi đã khóc rất nhiều. Tôi sẽ không lấy chồng vì tiền nữa. Sau này tôi hy vọng cưới được một chàng trai Syria ở tuổi tôi”.

Andrew Harper - Đại diện cơ quan Tị nạn của Liên hợp quốc (UNHCR) ở Jordan - lo lắng rằng trong số 500.000 người tị nạn Syria ở đây, có những người đang phải đối mặt với lựa chọn khó khăn.

“Chúng tôi không có đủ nguồn lực để hỗ trợ tất cả những người đang có nhu cầu. Đa số những người tị nạn là phụ nữ là trẻ em. Nhiều người trong số đó không quen với việc ra ngoài làm việc, do đó tình dục trở thành một lựa chọn”.

Hàng trăm người tị nạn mới từ Syria đến đứng quanh văn phòng của ông ở trung tâm Amman, họ xếp hàng dài để đăng ký được hỗ trợ. Ông cho biết UNHCR đã can thiệp một số gia đình cho con gái đi lấy chồng sớm.

“Tôi không thể nghĩ ra điều gì xấu xa hơn việc người ta nhằm vào phụ nữ tị nạn… Bạn có thể gọi đó là hiếp dâm, mại dâm, thế nào cũng được nhưng đây là sự bóc lột đối với những người yếu đuổi nhất. Chính phủ và người dân Jordan đang làm những gì có thể nhưng người dân thì nghèo và chúng tôi phải tìm thêm các nguồn để đưa vào các cộng đồng, mong sao các gia đình không bị buộc phải làm điều mà thẳm sâu bên trong, tôi tin rằng họ không muốn làm” – Ông nói.

Cuộc hôn nhân ngắn ngủi giữa những người đàn ông từ vùng Vịnh và những cô gái Syria được cho là đã diễn ra trước khi chiến tranh bắt đầu. Tuy nhiên, mẹ của Kazal cho biết lẽ ra bà không nên xem xét một thỏa thuận như vậy. 

Bà kể: “Cuộc sống ở đây rất khó khăn và chúng tôi nhận được rất ít sự hỗ trợ. Chúng tôi có trẻ sơ sinh cần uống nhiều sữa hàng ngày và chúng tôi không đủ tiền trả chỗ trọ, do đó tôi phải hy sinh Kazal để giúp các thành viên khác trong gia đình”.

Bà nói rằng cuộc hôn nhân đã được một tổ chức phi chính phủ có tên Kitab al-Sunna ở Amman, tổ chức chuyên cung cấp tiền, thực phẩm và thuốc thang cho người tị nạn, kết nối. Tổ chức này được thành lập nhờ vào các khoản quyên góp của những cá nhân tại các nước A rập. “Họ đã yêu cầu gặp con gái tôi và nói rằng có thể tìm chồng cho nó”.

Ông Zayed Mamad - Giám đốc Kitab al-Sunna - cho biết thỉnh thoảng lại có người muốn kết hôn với phụ nữ Syria. “Họ hỏi những cô gái hơn 18 tuổi. Họ muốn giúp những phụ nữ này, đặc biệt là những người có chồng đi lính đã cảm tử ở Syria. Những người đàn ông A rập cho rằng phụ nữ Syria là người nội trợ giỏi, xinh đẹp”

Hà Châu (Theo BBC)

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Cô giáo Lê Thị Thu Hường và học trò

Buồn vui nghề giáo

GD&TĐ - Tròn 20 năm được làm cô giáo, nhìn lại chặng đường đã đi, trong tôi không khỏi dâng lên bao cảm xúc khó tả buồn vui với nghề.

Haaland làm được điều không tưởng

Haaland làm được điều không tưởng

GD&TĐ - Chỉ mới 24 tuổi nhưng tiền đạo Erling Haaland đã ghi được tới 25 cú hat-trick tính cả trong màu áo câu lạc bộ lẫn tuyển quốc gia.