Đặc biệt, trong những ngày cuối tháng chạp, bà con gác lại công việc đồng ruộng, các mẹ và các chị lên rừng hái lá dong chuẩn bị gói bánh chưng thì các chàng trai, cô gái cũng vào rừng tìm những khúc củi lớn để chuẩn bị cho phong tục giữ lửa đêm 30 Tết.
Bao đời nay, người Thái luôn có phong tục giữ lửa đêm 30 Tết |
Họ cũng quan niệm, củi có bền chặt, than có đỏ hồng kéo dài thì tình cảm gia đình mới vững chắc, bền lâu. Chính vì thế để có ngọn lửa đỏ, than hồng, công tác chuẩn bị củi hết sức kỹ lưỡng. Củi được chọn phải là củi to và khô, chắc, thẳng, đượm lửa. Người phụ nữ đóng vai trò quan trọng trong bếp núc nên việc giữ lửa cũng được giao cho họ, đảm bảo lửa luôn duy trì qua đêm 30.
Trước đó, sau lễ cúng ngày cuối năm, tối cùng ngày người Thái tham gia các trò chơi dân gian. Sau đó họ trở về nhà quây quần bên bếp lửa, trò chuyện, những lời ca tiếng hát bản địa như thông điệp mà cha mẹ nhắn nhủ, động viên đến con cái, còn con cái cầu chúc bố mẹ sức khỏe , trâu đầy sàn nhà, gà đầy chuồng to.
Tối 30, người dân tụ tập vui chơi nhảy múa |
Với người Thái, tục giữ lửa đêm 30 tết có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống tâm linh, nó mở đầu cho những điều tốt đẹp cho năm mới, tạo niềm tin để họ lạc quan sang năm mới hăng hái làm ăn, xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc. Bởi vậy, bất cứ người con trai, con gái Thái nào khi lớn lên, trước khi được dựng vợ gả chồng đều được cha, mẹ hay ông bà truyền đạt lại kinh nghiệm giữ lửa đêm 30 Tết.
Cúng thần sấm ngày đầu năm
Sau lần ấy, Phà sai ba vị thần là gió, mưa, sấm xuống trần gian để lấy lại những gì đã ban cho dân làng. Thế là đoàn quân của Phà kéo xuống trần gian, đi đầu thần sấm đánh những hồi trống dài dồn dập, giận dữ. Tiếp sau, thần gió quét chiếc chổi khổng lồ khiến toàn bộ nhà cửa đổ sập, hoa màu ngã rạt.
Thần mưa dùng chiếc vòi khổng lổ của mình hút nước ở dòng Nậm Nơn, đổ lên đường chổi mà thần gió đã gây ra khiến vùng đất bội thu bỗng chốc tan hoang. Người Thái đối mặt với cái đói, cái rét. Dân làng nhận ra sai sót, lập một mâm cúng dâng lên xin Phà rủ lòng thương.
Phà thấy bà con người Thái biết hối lỗi, giao cho thần sấm chịu trách nhiệm đưa lại mưa thuận gió hòa cho bản làng. Từ đó, người Thái ở huyện Kỳ Sơn bắt đầu có tục thờ thần sấm. Người được chọn cúng thần sấm phải là người uy tín nhất bản, thay mặt dân bản "thương thuyết" với thần sấm. Người này đảm đương nhiệm vụ đến hết cuộc đời, người kế được chọn cúng cũng do dân tin tường bầu ra.
Nghi lễ cúng thần sấm này không bó buộc cụ thể ngày nào, miễn có tiếng sấm đầu tiên của năm, lễ cúng thần sấm được triển khai. Đầu tiên, già bản một mình cầm rựa phát cây cối tạo thành một đường, đường này càng dài càng tốt. Theo lý giải, đường này tượng trưng cho đường lên trời của thần gió, gió đi xa khỏi bản. Trong khi già bản làm thủ tục thì bà con dân bản cũng dùng những dụng cụ lao động và mâm chậu bằng đồng gõ vào nhau tạo nên những tiếng động lớn, hưởng ứng.
Phát đường xong, già bản đích thân làm một mâm cỗ dâng lên thần sấm, trẻ em và phụ nữ tuyệt đối không được bén mảng đến nhằm tránh thần sấm nổi giận. Lễ cúng thần sấm bao gồm thịt, cá, xôi và được gói mỗi loại 2 gói, trầu cau, một đĩa rau rừng, một vò rượu cần. Tất cả bày lên chiếc mâm đồng và dâng lên bàn thờ, lửa thắp nến cũng phải làm từ sáp ong.
Lễ cúng thần sấm của gia đình người Thái |
Trao đổi với phóng viên, ông Lữ Văn Vĩnh - Trưởng bản Xiềng Tắm, xã Mỹ Lý (huyện Kỳ Sơn), cho biết, thần sầm có ý nghĩa lớn trong đời sống tâm linh của người Thái. Trước đây phong tục cúng thần sầm kéo dài 3 ngày nhưng nay rút gọn còn 1 ngày.
"Nếu tiếng sấm đầu tiên trong năm xẩy ra vào ban ngày thì năm đó sẽ có hạn hán nặng, mất mùa. Tiếng sấm đầu năm vào ban đêm, năm đó sẽ có mưa thuận, gió hòa, trời sẽ cho mùa vàng bội thu"- ông Vĩnh nói.