Philippines: Ra mắt dự án 'Giáo dục trên bánh xe'

GD&TĐ - Từ khi đại dịch Covid-19 diễn ra, nhiều trường học tìm cách để trở nên bền vững và linh hoạt hơn trong việc cung cấp phương pháp học tập sẵn sàng cho đại dịch và giải quyết vấn đề phổ biến về bất bình đẳng trong giáo dục. Đại học Bách khoa Philippines (PUP) đã ra mắt dự án Giáo dục trên bánh xe (EOW) nhằm mang lại chương trình giáo dục chất lượng cho thanh, thiếu niên ở quận Tondo, Manila và những người kém may mắn khác.

Học viên từ cộng đồng Smokey Mountain ở quận Tondo của Manila tham gia buổi học “thí điểm” trên chiếc xe buýt được chuyển đổi thành lớp học lưu động.
Học viên từ cộng đồng Smokey Mountain ở quận Tondo của Manila tham gia buổi học “thí điểm” trên chiếc xe buýt được chuyển đổi thành lớp học lưu động.

“Xe buýt trường học”

Marialyn Abilong, 25 tuổi, phải bỏ học giữa chừng để đi tìm việc làm khi đang học đại học năm thứ 2. Nhiều năm sau đó, Abilong phát hiện ra mình không thể thăng chức tại công ty xây dựng nơi anh làm việc vì không có bằng đại học. Abilong cho biết, anh không có văn bằng nào để đưa ra. Trong khi đó, các sếp của anh nói, chỉ những người có đầy đủ giấy tờ bằng cấp mới được thăng chức.

Tuy nhiên, 4 năm sau, cơ hội từ PUP đã đến gõ cửa nhà anh ở Smokey Mountain, Tondo, Manila với dự án “Giáo dục trên bánh xe”.

Dự án của PUP được khởi động vào năm ngoái, nhằm cung cấp khả năng tiếp cận giáo dục trên đường theo đúng nghĩa đen. Nó biến một chiếc xe buýt chở khách thành một lớp học lưu động. Điều này mang lại ý nghĩa mới cho “xe buýt trường học” như một học viên tham gia chương trình nhấn mạnh.

Theo PUP, “Giáo dục trên bánh xe” là một nỗ lực nhằm đưa giáo dục đại học đến gần hơn với những thanh niên thất học và kém may mắn ở Tondo – những người không đủ khả năng học xong đại học. PUP đặt ra mục tiêu phục vụ những người yếu thế và giúp họ tìm việc làm sau khi hoàn thành bằng Quản trị Văn phòng.

Vì mục đích đó, chiếc xe buýt có máy lạnh phải được thiết kế lại, ghế hành khách được thay bằng bộ bàn ghế hướng ra cửa sổ. Phòng học di động này có thể chứa tối đa 15 học viên mỗi buổi. Tuy nhiên hiện tại, những chiếc xe này sẽ tuân theo giới hạn đối với các lớp học trực tiếp khi năm học mới bắt đầu.

Một buổi học có thể chứa 15 người tham gia.

Một buổi học có thể chứa 15 người tham gia.

Hy vọng điều tốt đẹp

Một tổ chức đối tác của PUP có trụ sở tại Smokey Mountain (Philippines) là Trung tâm học tập Sandiwaan chuyên cung cấp giáo dục cơ bản và dạy nghề cho người nghèo. Tổ chức phi chính phủ này đã xác nhận 60 người đăng ký tham gia chương trình 4 năm cấp bằng Cử nhân Khoa học về Quản trị Văn phòng của PUP.

Sinh viên được chia thành 2 nhóm, những người hiện không được đi làm và người có công việc toàn thời gian, hoặc bán thời gian như Abilong. Họ sẽ học theo 2 khung thời gian khác nhau.

Chủ tịch chương trình, Giáo sư Johnathan Florida, cho biết, việc chạy thử nghiệm “Giáo dục trên bánh xe” đã được thực hiện để chuẩn bị cho các lớp học bắt đầu vào tháng 10 tới. Các lớp ban đêm có thể dành riêng cho cha mẹ đơn thân và sinh viên đang đi làm để phù hợp với hoàn cảnh của họ.

Trong quá trình tham gia chương trình thử nghiệm “Giáo dục trên bánh xe”, Abilong cho biết, khi các lớp học trực tiếp bắt đầu, anh sẽ xin phép ông chủ cho tan làm sớm nếu cần thiết. Hiện tại, ưu tiên của Abilong dành cho việc học, vì điều đó sẽ tốt hơn cho anh sau khi tốt nghiệp.

Chuyên gia Mark Christian Catapang tại PUP và là một trong những giáo sư tham gia dự án, cho biết, “rất vui nhưng hơi lo lắng” khi không chắc họ mong chờ gì từ ông cũng như họ có thể học được gì từ dự án. PUP sẽ hỗ trợ đầy đủ cho họ, thức ăn miễn phí, áo sơ mi được thiết kế làm đồng phục, họ có thể dùng Internet miễn phí và còn được mượn các thiết bị.

Mặc dù, việc tổ chức các lớp học trên xe buýt có vẻ không đơn giản nhưng nhà trường sẽ bảo đảm học viên được nhận chương trình đào tạo chất lượng. Học viên đăng ký theo học sẽ phải trải qua kỳ kiểm tra đầu vào và các khóa học sẽ được các giảng viên chuyên nghiệp giảng dạy.

Các học viên chủ yếu là những người bị gián đoạn trong việc học tập trước đây và khó khăn về tài chính.

Các học viên chủ yếu là những người bị gián đoạn trong việc học tập trước đây và khó khăn về tài chính.

Thêm cơ hội thực hiện ước mơ

Merjorie Villacorta tốt nghiệp năm 2017 với bằng Cử nhân Sư phạm và thậm chí đã vượt qua kỳ thi cấp giấy phép giáo viên. Tuy nhiên, bà mẹ 3 con này cho biết dự án “Giáo dục trên bánh xe” là một cơ hội khác để được học tập trở lại.

Villacorta cho biết, cô không thể xin việc vì phải chăm sóc 3 đứa con, do đó sẽ xem xét đi học trở lại. Cô nghĩ rằng, mình có thể tìm được công việc văn phòng khi có bằng cấp về hành chính văn phòng.

Chồng cô là Patrick Vavea, người chuyên lắp đặt nhôm kính theo hợp đồng, cũng đã sẵn sàng theo dự án này để học tập. Theo Villacorta, Vavea chỉ mới học xong 3 năm đại học nên có thể học tiếp để lấy bằng.

Villacorta chia sẻ thời gian của mình với chồng bằng cách chăm sóc con cái vào buổi sáng khi anh đi làm.

Cô rất vui khi biết xe buýt trường học đậu không xa nơi ở của họ, đặc biệt là khi các lớp học của họ thường được sắp xếp vào buổi tối.

“Chúng tôi thực sự may mắn khi được trở thành một phần của dự án, đặc biệt là những thanh niên muốn hoàn thành việc học của mình hay các ông bố, bà mẹ trước đây phải nghỉ học vì vấn đề tài chính. Khi dự án xuất hiện, họ có cơ hội tiếp tục ước mơ của mình”, Villacorta chia sẻ.

Giám đốc Điều hành Đại học mở PUP, Tiến sĩ Carmencita Castolo, hy vọng nhà trường có thể mở rộng chương trình hơn nữa để tiếp cận nhiều đối tác hơn và từ đó mang lại lợi ích cho nhiều học viên hơn.

Theo Inquirer/ Manilatimes

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Theo đạo diễn Lương Đình Dũng, Nhà nước hay tư nhân trong lĩnh vực điện ảnh đều “là một nhà”.

Phim Nhà nước tìm cơ chế ra rạp

GD&TĐ - Hội thảo do Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam phối hợp với một số cơ quan văn hóa tổ chức diễn ra vào ngày 30/6.

Tiết học của cô và trò Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi, huyện Ea Kar. Ảnh: Thành Tâm

Kiến tạo nguồn lực từ Nghị quyết Đảng

GD&TĐ - Ea Kar là địa phương đầu tiên của tỉnh Đắk Lắk ban hành Nghị quyết chuyên đề riêng theo tinh thần NQ29 của Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT.