Phi thuyền Hybrid

Phi thuyền Hybrid

(GD&TĐ) – Thảm họa Hindenburg năm 1937 đã xảy ra khi phi thuyền chứa đầy hydrogen đã bốc cháy ở New Jersey, Mỹ, khiến 35 người thiệt mạng. Kể từ đó đến nay, các nhà khoa học vẫn phấn đấu để tạo ra một phương tiện bay mới.

The Hybrid Air Vehicles heavy-lifter in Discovery Air livery
The Hybrid Air Vehicles heavy-lifter in Discovery Air livery

Trải qua nhiều thử nghiệm, thất bại và đến bây giờ, một phi thuyền mới đã ra mắt.

Hybrid Air Vehicles – một công ty của Anh thành lập năm 2007 đã tạo ra một khinh khí cầu có thể đậu trên đất liền hay dưới nước. Ngoài ra, nó có thể nằm trên không trung 21 ngày và mang được tới 200 tấn. Điều này giúp công ty giành được hợp đồng 517 triệu đô la cùng với hãng Northrop Grumman để chế tạo ra phương tiện thông minh có sức bền cao cho quân đội Mỹ phục vụ cuộc chiến ở Afghanistan bắt đầu từ năm 2012.

Kiểu phi thuyền dành cho quân đội
Kiểu phi thuyền dành cho quân đội

Tổ chức Discovery Air Innovations của Canada đã đồng ý mua một số phương tiện có thể mang 50 tấn và đi với tốc độ 185km/h nhằm cung cấp các dịch vụ chở hàng cho vùng xa xôi ở cực bắc lạnh giá với mức giá thấp.

Hybrid Air Vehicles thấy dược tiềm năng to lớn của phi thuyền trong việc vẽ bản đồ và giám sát địa lý, cứu trợ nhân đạo, du lịch cao cấp…

Phương Hà (Theo Gizmag)
 

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Toạ đàm “Trí tuệ nhân tạo và ảnh hưởng trong các trường ĐH” trong khuôn khổ Hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH”.

AI và tương lai giáo dục đại học

GD&TĐ - Ngày 11/12, hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH” được tổ chức nhằm chia sẻ nghiên cứu, ứng dụng thực tiễn của trí tuệ nhân tạo trong giáo dục ĐH.