PHENIKAA đầu tư mạnh cho giáo dục bằng việc thành lập 2 Viện nghiên cứu

GD&TĐ - Tối qua 09/08/2018 tại Hà Nội, đã diễn ra Lễ ra mắt hai viện nghiên cứu: Viện Nghiên cứu và Công nghệ Phenikaa (PRATI – Phenikaa Research And Technology Institute) và Viện Nghiên cứu Tiên tiến Thành Tây (TIAS – Thanh Tay Institute for Advanced Study) và Phiên họp lần thứ nhất của Hội đồng Tư vấn Quốc tế của hai viện PRATI và TIAS.

Hội đồng khoa học của 2 viện ra mắt
Hội đồng khoa học của 2 viện ra mắt

Tham dự sự kiện có ông Nguyễn Mạnh Hùng, Quyền Bộ trưởng Bộ TT&TT; đại diện Bộ Khoa học & Công nghệ cùng đông đảo các nhà khoa học đến từ các viện nghiên cứu, các trường đại học trong và ngoài nước dự Hội thảo Quốc tế về Vật liệu và Công nghệ Tiên tiến (IWFMT 2018), diễn ra trong ngày. Đặc biệt, Giáo sư Đàm Thanh Sơn giành Huy chương vật lý quốc tế Dirac cũng tham dự và chúc mừng.

Ký kết hợp tác giữa Trường Đại học Thành Tây và Trường ĐHKH&CN Hà Nội
Ký kết hợp tác giữa Trường Đại học Thành Tây và Trường ĐHKH&CN Hà Nội

Sở hữu thương hiệu đá thạch anh cao cấp VICOSTONE đứng thứ 4 trên thế giới, từ lâu Tập đoàn Tập đoàn Phượng Hoàng Xanh A&A (PHENIKAA) đã đặc biệt chú trọng đến công tác nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ phục vụ sản xuất và mục tiêu phát triển bền vững của Tập đoàn. với việc ra mắt 2 Viện nghiên cứu là PRATI cùng TIAS, PHENIKAA tiếp tục thể hiện sự cam kết cũng như sự đầu tư mạnh mẽ với định hướng phát triển này.

Ký kết thoả thuận tài trợ nghiên cứu cho GS Phan Mạnh Hưởng
Ký kết thoả thuận tài trợ nghiên cứu cho GS Phan Mạnh Hưởng

Hai viện nghiên cứu PRATI & TIAS sẽ tập trung vào các lĩnh vực nghiên cứu nền tảng, cấp thiết và có tính ứng dụng thực tiễn cao, bao gồm: Các lĩnh vực khoa học cơ bản, ứng dụng; Công nghệ vật liệu (polymer, nano, gốm); Công nghệ in 3D; Tự động hóa, cơ điện tử; Điện tử, điện tử hữu cơ; Trí tuệ nhân tạo; Công nghệ thông tin; Khoa học y, sinh, dược; Nông nghiệp. Thúc đẩy mô hình “học tập gắn kết với nghiên cứu khoa học” Trường Đại học Thành Tây sẽ phát triển theo định hướng trở thành một trường đại học mang tầm quốc tế, lấy nghiên cứu khoa học và đào tạo chất lượng cao làm nền tảng phát triển, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội và sẵn sàng hội nhập quốc tế.

Ký kết hợp tác nghiên cứu với Tập đoàn Effucell
Ký kết hợp tác nghiên cứu với Tập đoàn Effucell

 Viện PRATI đồng thời sẽ hợp tác chặt chẽ với các đơn vị nghiên cứu về khoa học và công nghệ trong và ngoài nước trong việc tiến hành các nghiên cứu đổi mới phát triển, ứng dụng, chuyển giao và thương mại hóa các công nghệ thích hợp. TIAS, với sứ mệnh trở thành một đơn vị hạt nhân cho sự phát triển của Trường Đại học Thành Tây, trở thành một trung tâm nghiên cứu chuyên sâu trong nhiều lĩnh vực khoa học cơ bản, có vị thế và tầm ảnh hưởng trong cộng đồng khoa học trong nước và quốc tế, là nơi chọn lọc, nuôi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực phục vụ định hướng phát triển bền vững.

Tài trợ kinh phí trao giải thưởng Tạ Quang Bửu
Tài trợ kinh phí trao giải thưởng Tạ Quang Bửu

Phiên họp đầu tiên của Hội đồng tư vấn quốc tế của hai viện PRATI và TIAS  diễn ra chiều ngày 9/8/2017. Các nhà khoa học quốc tế và trong nước đã cùng bàn bạc, lựa chọn các định hướng nghiên cứu và phát triển công nghệ ưu tiên cho hai viện PRATI & TIAS, cũng như các chương trình đào tạo phối hợp giữa Trường Đại học Thành Tây và các Trường Đại học Quốc tế đối tác. Đặc biệt, trong phiên họp này một số đề tài nghiên cứu hợp tác quốc tế được giới thiệu, trao đổi, đánh giá; và nếu được Hội đồng thông qua, đề tài đó sẽ được Tập đoàn Phenikaa tài trợ thực hiện.    

 Tại buổi lễ đã diễn ra Ký kết hợp tác giữa Trường Đại học Thành Tây và Trường ĐHKH&CN Hà Nội; Ký kết thoả thuận hợp tác với Tập đoàn Effucell; Ký kết thoả thuận tài trợ nghiên cứu cho GS Phan Mạnh Hưởng; Tài trợ kinh phí trao  giải cho Giải thưởng Tạ Quang Bửu;

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Gió mạnh trong cơn bão gây đổ cây, tốc mái.

Khi nào bão thành 'thảm họa'?

GD&TĐ - Có nhiều nguyên nhân khiến một cơn bão trở nên nguy hiểm và gia tăng mức độ gây thiệt hại lên đời sống của con người.

Minh họa/INT

Không thể vì không quản lý được thì cấm!

GD&TĐ - Tình trạng quản không được hoặc khó quản là cấm và cấm được coi là giải pháp nhanh và hiệu quả nhất để giải quyết vấn đề là thực tế đang tồn tại...