Phê "thô lỗ" trong bài tập học sinh, cô giáo bị phụ huynh kêu gọi sa thải

GD&TĐ - Nhiều người đã thành lập bản kiến nghị và kêu gọi nhà trường sa thải cô giáo, sau khi giáo viên này để lại lời phê được cho là "thô lỗ" trong bài kiểm tra của cậu bé.

Phê "thô lỗ" trong bài tập học sinh, cô giáo bị phụ huynh kêu gọi sa thải

Chris Piland, đến từ Pennsylvania (Mỹ), đã thể hiện sự thất vọng đối với một giáo viên dạy lớp 2 tại trường Valley View, khi để lại lời phê bình vào bài tập về nhà của con trai anh.

Chris cho biết, khi cậu con trai Kamdyn cho bố xem lời phê của cô giáo về bài tập toán, anh đã vô cùng buồn và quyết định chia sẻ điều này lên Facebook kèm theo lời chú thích, cho rằng cô giáo “thật thô lỗ”.

Lời phê được cho là "thô lỗ" của cô giáo.
Lời phê được cho là "thô lỗ" của cô giáo.

Bài tập yêu cầu các học sinh phải trả lời càng nhiều câu hỏi càng tốt chỉ trong vòng 3 phút, tuy nhiên, cậu bé Kamdyn đã bị cô giáo để lại lời phê bằng bút đỏ kèm theo mặt buồn và cho rằng, việc chỉ trả lời được 13 câu là “vô cùng thảm hại” và "đáng buồn".

Bức ảnh về bài kiểm tra đã thu hút nhiều ý kiến trái chiều từ cộng đồng mạng. Trong khi một số người cho biết, đây là hành động vô cùng bình thường, thì không ít tài khoản đã lên án gay gắt cách ứng xử của cô giáo này.

Ngoài ra, nhiều người cũng cho biết, việc dùng bút đỏ phê bình học sinh là quá hung dữ.

Kể từ khi bài đăng được lan truyền với tốc độ chóng mặt, nhiều người đã cùng lập một bản kiến nghị nhằm kêu gọi nhà trường sa thải giáo viên này. Bản kiến nghị đã thu hút hơn 16.000 chữ ký và có thể sẽ tiếp tục tăng.

Nhiều nguồn tin cho biết, hội đồng trường học Valley View đang tiến hành điều tra vụ việc.

Theo Unilad

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Các đảng viên trẻ Trường THPT Thành Sen tuyên thệ dưới lá cờ Đảng.

Tuổi 18 vào Đảng: Tự hào và khát vọng cống hiến

GD&TĐ - Nhiều học sinh Hà Tĩnh được kết nạp Đảng ở tuổi 18 là minh chứng cho hiệu quả giáo dục lý tưởng sống trong trường học, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ trẻ, nhất là ở vùng khó khăn.

Sinh viên cần xem xét kỹ các văn bản thông báo học bổng và lựa chọn trung tâm du học chính thống. Ảnh minh họa: Thùy Linh

Học bổng, trao đổi sinh viên: Thật giả khó lường

GD&TĐ - Hứa hẹn học bổng toàn phần, chương trình trao đổi quốc tế hay thậm chí lệnh bắt giữ đều là những chiêu trò lừa đảo ngày càng tinh vi nhắm đến sinh viên, đặc biệt tại các thành phố.