Vừa phát triển kinh tế vừa giảm ùn tắc giao thông
Theo ông Võ Văn Hoan - Phó Chủ tịch TPHCM, ban ngày thành phố có quá nhiều xe trong khi đêm không nhiều. Việc ùn tắc giao thông, di chuyển khó khăn khiến ai cũng mệt mỏi, khó chịu. Đề nghị Sở GTVT TPHCM cần xây dựng đề án kinh tế đêm. Theo đó, hạn chế vận tải hàng hóa ban ngày và chuyển sang đêm.
Ông Hoan nhận định: “Nếu chúng ta đưa ra một đề án kinh tế đêm hoàn hảo thì chắc chắn giao thông đêm sẽ phát triển. Chúng ta phải bắt nhịp với xu thế phát triển. Phải giảm áp lực giao thông ban ngày bởi quá nhiều phương tiện ra vào, trong khi ban đêm gần như không có. Phải chuyển vấn đề này thành đề án. Gấp rút làm ngay và TPHCM phải đi đầu trong việc này”.
Ông Hoan cũng chỉ ra, các nước phát triển trên thế giới đã thực hiện việc này. Cụ thể, ở Singapore vận chuyển rác, nhà cửa đều phải làm ban đêm. Đưa vận tải hàng hóa vào ban đêm thì chi phí lao động có thể tăng, nhưng các chi phí khác sẽ giảm.
Đặc biệt, chi phí xã hội giảm rất nhiều, giải quyết được cả bài toán ô nhiễm môi trường, kẹt xe. Do đó, cần tuyên truyền, vận động người dân, các doanh nghiệp vận tải, dịch vụ... để nhận được sự ủng hộ.
Theo thống kê của Sở GTVT TPHCM, hiện nay hạ tầng giao thông TPHCM chưa thể đáp ứng nhu cầu xã hội. Thế nhưng, lượng xe cộ vẫn tăng không ngừng. Hiện, có khoảng 8 triệu phương tiện giao thông cá nhân. Trong đó hơn 755.000 ô tô và gần 7,3 triệu xe máy.
Du khách muốn chơi tới 2 giờ đêm
Tiếp nhận chỉ đạo của Thủ tướng về phát triển kinh tế vào ban đêm, nhiều địa phương đã bước đầu triển khai. TP Hà Nội có khu vực tập trung hoạt động kinh tế đêm nằm ở phố cổ. Nơi đây các hoạt động kinh doanh được phép tới 2 giờ sáng và chợ đêm vào 3 ngày cuối tuần… TP Huế (Thừa Thiên - Huế) đang triển khai dự án “Sáng và Sống”.
Dự án nhằm tạo thêm nhiều dịch vụ về đêm cho du khách. TP Vinh (Nghệ An) triển khai phố đêm tại đường Cao Thắng. TP Vũng Tàu (Bà Rịa – Vũng Tàu) lập quy hoạch chi tiết 1/500 của trục đường Thùy Vân - Bãi Sau, hình thành khu phục vụ du khách và người dân vào ban đêm…
Tuy nhiên, những quy hoạch kinh tế ban đêm này chủ yếu tập trung vào các ngành hàng như: Quần áo may mặc sẵn, hàng giày dép tổng hợp, đồ da, túi, cặp mũ các loại, đồ lưu niệm, đặc sản, giải khát, ăn nhẹ… Nó chưa tập trung vào việc điều tiết giao thông, giảm ùn tắc xe cộ.
Theo nhiều chuyên gia, phát triển kinh tế về đêm có thể là một cơ hội mới cho Việt Nam. Hiện mỗi năm Việt Nam có thêm 1,5 triệu người gia nhập vào tầng lớp trung lưu, với mức sống từ 15 USD/ngày trở lên. Tầng lớp này đang dành nhiều tiền và thời gian để tận hưởng cuộc sống.
Một nghiên cứu của Bộ Công Thương cho thấy: “Việt Nam hội tụ nhiều điều kiện phát triển kinh tế đêm. Đó là tài nguyên du lịch, điểm đến hấp dẫn của du khách quốc tế, chính trị an ninh ổn định...”. Tuy vậy, nghiên cứu cũng chỉ rõ, phát triển loại hình này có tồn tại. Đó là ô nhiễm tiếng ồn, phát sinh các vấn đề về tệ nạn xã hội như tội phạm, mại dâm, sự lai căng về văn hóa, chiếm dụng trái phép không gian công cộng phục vụ kinh doanh…
Theo Bộ Công Thương, cần có đánh giá sâu sắc hơn về quy mô, độ lớn, tiềm năng phát triển kinh tế ban đêm một cách tổng thể đối với từng địa phương, ngành và lĩnh vực có các tiềm năng lợi thế phát triển.
Theo ông Phạm Ngọc Hưng, Phó Chủ tịch Hội Doanh nghiệp TPHCM, kinh tế ban đêm là một hoạt động rất phổ biến, đặc biệt là những nước có nhiều khách du lịch. Khách du lịch qua Việt Nam họ rất thích đi chơi tới 2 giờ đêm rồi về ngủ tới 9 giờ sáng. Do đó, cần phải nghiên cứu, quy hoạch các hoạt động kinh doanh buôn bán, dịch vụ giải trí về đêm phù hợp, đáp ứng nhu cầu cho du khách cũng như người dân địa phương.
TS Đàng Quang Vắng - Trưởng khoa Kinh tế Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM:
“Kinh tế ban đêm (Night - time economy) đóng góp đáng kể cho kinh tế. Không chỉ cho những quốc gia đăng phát triển như Thái Lan, Trung Quốc, Việt Nam… mà cả những nước phát triển như Australia, Vương Quốc Anh... Hàng năm nền kinh đế ban đêm mang lại 102 tỷ USD cho Australia, đóng góp 6% đến GDP của Vương Quốc Anh.
Lợi ích của nền kinh tế ban đêm tại TPHCM: