Phát triển kinh tế biển bền vững, từ chiến luợc đến thực tiễn

GD&TĐ - Ngày 30/11/2017, tại Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội đã diễn ra Hội thảo “ Phát triển kinh tế biển bền vững: Từ chiến luợc chính sách đến thực tiễn Việt Nam hiện nay”. 

Các đại biểu tại phiên toàn thể
Các đại biểu tại phiên toàn thể

Tham dự có đại diện quỹ Hanns Seidel Foundation, Lãnh đạo của các cơ quan, Viện nghiên cứu, các Trường đại học, các Hội và Hiệp hội, các chuyên gia đến từ các cơ quan liên quan trong nước.

Đây là hội thảo thứ 12, tiếp nối thành công chuỗi Hội thảo về Chính sách công và Phát triển do Trường ĐHKT- ĐHQGHN tổ chức. Hội thảo đựợc chia thành 3 phiên, với mục đích tăng cường trao đổi học thuật cũng như thực tiễn, cung cấp một diễn đàn mà qua đó các chuyên gia có cơ hội trao đổi về các chủ đề liên quan tới kinh tế biển và phát triển bền vững.  

Tại phiên toàn thể, các nhà nghiên cứu và hoạch định chính sách đã đưa ra những góc nhìn tổng quan, phân tích thực trạng và tiềm năng của Kinh tế biển Việt Nam, từ đó đề xuất những giải pháp để tận dụng hết tiềm năng và lợi thế của kinh tế biển Việt Nam.

Khi nhận định về miền Trung và các tỉnh ven biển miền Trung, PGS.TS. Nguyễn Chu Hồi cho rằng, vùng này có những lợi thế chiến lược và độc đáo - cơ sở cho phát triển kinh tế biển xanh và bền vững cũng như đang đối mặt với những thách thức trong dài hạn.

 PGS.TS. Lưu Đức Hải  đưa ra các khuyến nghị mang tính dự báo: việc chuyển tải điện từ đất liền ra các đảo ven bờ cần thiết trong giai đoạn hiện nay có thể sẽ được thay thế bằng việc chuyển tải điện sản xuất từ nguồn năng lượng tái tạo từ đảo vào đất liền.

Trong phân tích của mình, PGS. TS. Vũ Sĩ Tuấn lại nhấn mạnh vấn đề quản lý tổng hợp tài nguyên môi truờng biển và hải đảo. Tác giả  đề xuất một số ý kiến cá nhân về luật pháp, tổ chức, dữ liệu, chia sẻ thông tin liên quan đến quản lý tổng hợp.  

Trong phiên 2  và 3 ( diễn ra song song) của Hội thảo, các nhà nghiên cứu và phân tích chính sách có những phân tích cụ thể/chi tiết hơn ở từng mảng/ lĩnh vực liên quan kinh tế biển như: đặc khu thiên nhiên biển, du lịch biển, mô hình kinh tế xanh tại các xã đảo, các ngành kinh tế biển.

Hội thảo không chỉ có giá trị về mặt lý luận mà còn về thực tiễn khi nhận định rõ tầm nhìn, những khó khăn, thách thức, cơ hội phát triển bền vững kinh tế biển nước ta trong những năm sắp tới, cùng với đó, đuă ra những khuyến nghị rất có giá trị để phát triển kinh tế biển, nhằm đuă nuớc ta trở thành nuớc mạnh về biển và giàu từ biển.  

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ