Phần xương của loài khủng long này đã được phát hiện tại dãy núi Ural (Nga). Các nhà khoa học cho biết loài bò sát mới này có đặc điểm tương đồng với loài khủng long cổ dài và có thể đã từng sống cách đây 65 triệu năm về trước.
Hình ảnh đồ họa của loài khủng long cổ dài họ Polycotylus. |
“Những mảnh xương còn khá nguyên vẹn của một loài khủng long cổ dài họ Polycotylus sống vào cuối kỷ Phấn Trắng đã được phát hiện tại một khu vực ở vùng Orenburg ở Nga”, tờ Rossiiskaya Gazeta (Nga) trích dẫn lời ông Vladimir Yefimov, người đứng đầu chi nhánh địa phương của Hiệp hội Cổ Sinh vật học Nga.
Sau khi đã nghiên cứu mảnh xương sọ, răng, xương sống, xương vai và xương chậu, chi trên và dưới, các nhà khoa học ước tính loài bò sát này dài khoảng 4-7m với kích thước đầu lớn và cổ khỏe.
Loài khủng long mới này sẽ có tên là “Polycotylus Sopotsko” theo tên của nhà địa chất Galina Sopotsko, người đã phát hiện ra bộ xương. Bà Sopotsko giải thích rằng ông Vladimir Yefimov đã giúp đỡ nhận diện bộ xượng và và xác định chủng loài bò sát của mẫu vật.
Bộ xương của một loài khủng long cổ dài đơn thuần. |
Ngoài ra, các nhà khoa học cũng phát hiện hóa thạch của một số loài cá sấu, rùa và động vật có vủ cổ xưa.
Bà Sopotsko cho biết, việc tìm thấy các mảnh xương còn khá nguyên vẹn của các loài bò sát là một phát hiện lớn đối với ngành cổ sinh vật học.