Phát hiện trường hợp viêm tai nguy hiểm hiếm gặp

GD&TĐ - Ngày 17/5, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cho biết đã phát hiện một trường hợp mắc viêm tai chũm. Đây là căn bệnh hiếm gặp, nguy hiểm.

Phát hiện trường hợp viêm tai nguy hiểm hiếm gặp

Cụ thể, bệnh nhân T.M.T (sinh năm 2002, Hà Nội) đã được các bác sĩ khoa Tai - Mũi - Họng, tới viện thăm khám với các biểu hiện đau tai, chảy mủ tai kéo dài nhiều tháng, đã được điều trị tại rất nhiều cơ sở y tế và bệnh viện chuyên khoa trước đó nhưng vẫn đau tai và đau đầu nhiều.

Sau thăm khám, các bác sĩ Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 chẩn đoán xác định bệnh nhân bị viêm tai xương chũm có khối cholesteatoma lớn trong xương chũm.

Người bệnh sau đó đã được phẫu thuật tiệt căn xương chũm, lấy bỏ toàn bộ khối cholesteatoma có kích thước khá lớn chiếm toàn bộ xương chũm đã có xuất ngoại thành trên ống tai ngoài. Sau khi được phẫu thuật, người bệnh hết hoàn toàn triệu chứng đau đầu và mất ngủ.

Theo Viện Y học về sức khỏe quốc gia Mỹ, hàng năm chỉ có khoảng 9-12 trường hợp viêm tai có cholesteatom trong 100.000 người lớn. Do tính chất ít gặp của bệnh, việc thăm khám thiếu tỉ mỉ hoặc không có kinh nghiệm của BS chuyên khoa có thể khiến bệnh bị bỏ sót không được phát hiện sớm.

TS.BS Nguyễn Tài Dũng, Phó Chủ nhiệm Khoa Tai - Mũi - Họng (Bệnh viện Trung ương Quân đội 108) khuyến cáo: "Đối với người bệnh, khi có các triệu chứng đau tai, chảy mủ tai có mủ thối bất thường hoặc có các triệu chứng thần kinh, sọ não bất thường, cần tới ngay các cơ sở y tế chuyên khoa với các bác sĩ có kinh nghiệm để được thăm khám và tư vấn kĩ càng, tránh chủ quan với bệnh tật sẽ để lại các hậu quả rất nặng nề".

Cholesteatom là sự tích tụ bất thường các tế bào da chết tạo thành một khối sừng hóa ở tai giữa, xương chũm của tai. Viêm tai mạn tính có cholesteatoma tuy không có tính chất ác tính, nhưng nếu không được điều trị kịp thời lại có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, do đó bệnh còn được gọi là bệnh viêm tai nguy hiểm.

Các biến chứng nặng bao gồm liệt mặt do tổn thương dây TK VII, chóng mặt do tổn thương tiền đình ngoại biên hoặc viêm não màng não nếu tổn thương lan tràn vào tai trong hoặc não.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.