Hành vi xấu có nghĩa là hành vi không phù hợp, không đúng hoặc thậm chí thô lỗ với người khác. Dưới đây là danh sách các hành vi xấu mà bạn phải giúp con giải quyết và khắc phục ngay từ trong trứng nước.
Vô lễ
Ngày thường, cha mẹ khuyến khích con kỹ năng nói “không” với những người cố gắng xâm phạm không gian riêng của chúng, nhưng nếu phát hiện trẻ cư xử vượt quá giới hạn, đến mức thiếu tôn trọng người khác, cha mẹ không nên dung thứ hành vi này.
Đôi khi trẻ có những hành vi thô lỗ hoặc cãi lời một cách không cần thiết với người lớn hoặc thậm chí với chính cha mẹ. Ngay khi trẻ nói với giọng ngỗ nghịch, hãy ngắt lời trẻ ngay và cho chúng biết chúng sai ở đâu.
Đừng sử dụng hình phạt thể chất như một phương tiện để kỷ luật trẻ, thay vào đó hãy tước quyền truy cập của chúng vào một số thứ như trò chơi điện tử hoặc điện thoại. Không cấp quyền truy cập trừ khi trẻ thực sự nhận ra sai lầm của mình.
Bất cứ khi nào bạn thấy con mình coi thường hoặc không tôn trọng ai đó vì họ có vẻ yếu thế hơn chúng, hãy ngăn chặn hành vi này ngay lập tức. (Ảnh: ITN). |
Coi thường người khác
Bất cứ khi nào bạn thấy con mình coi thường hoặc không tôn trọng ai đó vì họ có vẻ yếu thế hơn chúng, hãy ngăn chặn hành vi này ngay lập tức.
Trẻ cần biết tôn trọng và đối xử bình đẳng với mọi người, bất kể họ đến từ đâu, có bao nhiêu tiền, quyền lực, địa vị của họ ra sao hay họ thuộc về một cộng đồng nào khác.
Đòi hỏi
Cha mẹ nào cũng muốn con cái có được mọi thứ mà chúng ước ao. Nhưng điều mà họ không nhận ra là sự nuông chiều quá mức có thể tạo ra những đứa trẻ hư hỏng, hách dịch và luôn đòi hỏi.
Vì vậy, với tư cách là cha mẹ, bạn nên dạy con hiểu giá trị của đồng tiền và ý nghĩa của sự chăm chỉ. Hãy để trẻ làm việc vì phần thưởng của chúng và giúp chúng học hỏi cũng như bày tỏ lòng biết ơn đối với mọi thứ chúng có trong cuộc sống.
Bắt nạt
Không nên dung thứ cho hành vi bắt nạt, ngay cả khi thủ phạm chính là con bạn. Thử tưởng tượng, bạn sẽ đau lòng biết bao nhiêu khi biết rằng một ngày nào đó chính con bạn cũng là một nạn nhân của bắt nạt.
Ngay cả khi bạn thấy con mình bắt nạt anh chị em của chúng, hoặc lạm dụng ai đó trong khu phố hoặc trường học, hãy giải quyết ngay lập tức, thực hiện các sửa đổi cần thiết để đưa trẻ đi đúng hướng.
Nói dối
Nói dối không phải lúc nào cũng là hành vi vô hại. (Ảnh: ITN). |
Nói dối không phải lúc nào cũng là hành vi vô hại. Bạn chỉ có thể nghĩ vậy khi con còn quá nhỏ. Nhưng nếu bạn bỏ mặc hành vi này mỗi khi trẻ nói dối, nó có thể trở thành bệnh mãn tính và gây ra nhiều vấn đề khi chúng lớn lên. Nếu bạn không muốn hậu quả xấu xảy ra, hãy giải quyết hành vi đó ngay lập tức.
Trưởng thành là cả một quá trình dài mà trong đó không thể thiếu những đoạn đường gập ghềnh. Nếu vì chiều con mà bỏ qua những hành vi xấu thì đó không phải là cách dạy con tốt nhất.
Ngay cả trong sinh hoạt hằng ngày, cha mẹ cũng nên thường xuyên giao phó cho trẻ làm việc vừa sức, thậm chí có độ khó nhất định so với năng lực của trẻ.
Quá trình thực hành, nhận lấy kết quả và rút ra bài học từ những sai lầm, thất bại mới giúp trẻ nhận thức đầy đủ về vấn đề, đồng thời biết cảm thông cho người khác.
Trước những hành vi sai trái của trẻ, cha mẹ nên nhẹ nhàng phân tích cho trẻ hiểu từ nguyên nhân lẫn kết quả. Sau đó có thể gợi ý và hỗ trợ nếu cần để trẻ giải quyết vấn đề và vượt qua thử thách.
Trẻ nhỏ rất hay quan sát nhìn và học theo người lớn xung quanh, nhất là bố mẹ và người thân trong gia đình. Vì vậy, khi bạn làm gương tốt cho con trong vấn đề hành vi, trẻ sẽ dễ dàng học hỏi và tự biết cách chấn chỉnh bản thân.