Phát hiện người nói dối qua cách nói chuyện

Chúng ta đang nghe khoảng 10 – 200 lời nói dối mỗi ngày, từ “Xin lỗi, điện thoại của tôi bị hỏng” tới “Tôi khỏe”. 

Lance Armstrong, người 7 lần vô địch giải đua xe đạp Tour de France danh giá, từng nói dối để phủ nhận việc dùng thuốc kích thích tăng thành tích thi đấu vào năm 2005.
Lance Armstrong, người 7 lần vô địch giải đua xe đạp Tour de France danh giá, từng nói dối để phủ nhận việc dùng thuốc kích thích tăng thành tích thi đấu vào năm 2005.

Và chỉ bằng cách nghe các dấu hiệu ngôn ngữ đơn giản, chúng ta có thể dễ dàng phát hiện ra chúng, theo các chuyên gia ngôn ngữ học.

Lance Armstrong, người 7 lần vô địch giải đua xe đạp Tour de France danh giá, từng nói dối để phủ nhận việc dùng thuốc kích thích tăng thành tích thi đấu vào năm 2005.

Trong một chương trình đối thoại truyền hình mới đây, Noah Zandan, một diễn giả khoa học và là người đứng đầu tổ chức Quantified Communications ở Texas (Mỹ) đã giải thích việc “phân tích diễn ngôn” (phân tích dựa vào sự khác biệt giữa cách chúng ta xây dựng cấu trúc lời nói thật và lời nói dối) có thể giúp mọi người phát hiện sự thiếu thành thật như thế nào.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những câu chuyên dựa vào các trải nghiệm tưởng tượng, khác biệt về định tính với những câu chuyện căn cứ vào các trải nghiệm có thật. Điều này ám chỉ, lời nói dối đòi hỏi sự dàn dựng và dẫn đến một dạng sử dụng ngôn ngữ khác biệt.

Việc phân tích diễn ngôn giúp mọi người phát hiện 4 dạng ngôn ngữ tiềm thức phổ biến của sự nói dối. Đó là đề cập tối thiểu tới bản thân, sử dụng ngôn ngữ phủ định, các lời giải thích đơn giản và cấu trúc diễn đạt xoáy (mệnh đề chính tách làm hai, một ở vị trí mở đầu và một ở vị trí kết thúc câu, các thành phần phụ thuộc chen vào giữa mệnh đề chính để gây sự chú ý, đặc biệt khi phần ngắt quãng này càng dài và phức tạp, chẳng hạn như “Các vận động viên chân chính, từ tận đáy lòng mình, đều hiểu rõ nguyên tắc đó – PV).

Ông Zanden giải thích, những người dối trá thường ít đề cập đến bản thân họ và nói nhiều hơn về các người khác trong lời nói dối. Họ thỉnh thoảng sử dụng người thứ 3 để phân tách bản thân họ khỏi câu chuyện bịa đặt của mình, vì họ cảm thấy tội lỗi trong tiềm thức.

“Những kẻ nói dối có xu hướng tiêu cực hơn, vì trong tiềm thức, họ cảm thấy tội lỗi vì nói dối. Chẳng hạn như, một người nói dối có thể nói: ‘Xin lỗi, pin chiếc điện thoại ngu ngốc của tôi cạn kiệt. Tôi ghét điều đó” - Ông Zanden nói.

Mọi người cũng có thể phát hiện sự dối trá khi ai đó giải thích các sự kiện bằng những lời lẽ vô cùng đơn giản. Hiện tượng này là vì, bộ não của chúng ta phải vật lộn xây dựng một câu chuyện bịa đặt phức tạp, đồng nghĩa với các lời giải thích cho các sự kiện không có thật dường như phải vô cùng dễ hiểu.

Tuy nhiên, trong khi cố giữ câu chuyện của mình đơn giản, những người nói dối có xu hướng sử dụng các câu diễn đạt dài hơn và lòng vòng hơn, đưa thêm các chi tiết không liên quan nhưng tạo ấn tượng sự thật để che chắn lời nói dối.

Theo ông Zanden, các công cụ che chắn trên có thể nhìn thấy được trong các lời nói dối nổi tiếng.

Chẳng hạn như, khi nhà vô địch Tour de France 7 lần Lance Armstrong phủ nhận việc dùng thuốc kích thích tăng thành tích thi đấu vào năm 2005, anh ta đã mô tả một tình huống giả lập, tập trung vào người khác, phân tách bản thân khỏi lời nói dối của mình.

Ngược lại, khi thừa nhận đã sử dụng doping vào năm 2013, việc sử dụng các đại từ nhân xưng của Armstrong đã tăng gần ¾, ám chỉ rằng, anh ta đang nói sự thật. Armstrong cũng tập trung nói về các cảm xúc và động cơ cá nhân.

Theo vietnamnet/Daily Mail

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ