Phát hiện hồ nước ngọt từng có sự sống trên sao Hỏa

Phát hiện hồ nước ngọt từng có sự sống trên sao Hỏa
Miệng núi lửa trên sao Hỏa. Ảnh: AAAS
Miệng núi lửa trên sao Hỏa. Ảnh: AAAS
Tàu tự hành khám phá sao Hoả Curiosity của NASA đã phát hiện dấu hiệu một hồ nước ngọt từng chứa sự sống trên hành tinh đỏ hàng tỉ năm trước.
Hồ nước này nằm gần xích đạo sao Hỏa, được xác định tồn tại 3,5 tỉ năm trước, hiện khu vực này không còn chứa nước nữa. Các nhà khoa học đã phân tích đá mịn và cho biết hồ nước không có tính mặn, cũng không axít và chứa nhiều dưỡng nhất, đủ điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
Các mẫu đá chứa dấu hiệu của carbon, hydro, oxy, nitơ và lưu huỳnh, và “sẽ cung cấp điều kiện sống hoàn hảo cho các vi sinh vật đơn giản”, theo bài viết trên Tạp chí Khoa học.
“Hồ này có thành phần hóa học giống như những hồ nước khác trên trái đất. Con người có thể uống nước ở đây”, các nhà khoa học thuộc Viện Công nghệ California (Mỹ) cho biết.
Theo Telegraph, một loại vi khuẩn có tên là chemolithoautotrophs thường phát triển mạnh trong điều kiện tương tự trên trái đất và thường tìm thấy trong các hang động và ở miệng phun thủy nhiệt dưới đáy biển. Có thể vi khuẩn họ này cũng từng tồn tại trên hồ nước ở sao Hỏa. 
Tàu tự hành Curiosity làm việc trên sao Hỏa. Ảnh: NASA
Tàu tự hành Curiosity làm việc trên sao Hỏa. Ảnh: NASA
Các nhà khoa học xác định hồ nước tồn tại hàng chục đến hàng trăm ngàn năm. Thậm chí, khi hồ khô cạn, vi khuẩn có thể đã di cư xuống dưới lòng đất và mở rộng thời gian tồn tại sự sống ở đây lên đến hàng chục triệu năm. Tuy nhiên, tàu tự hành Curiosity không có công cụ tìm kiếm hóa thạch vi khuẩn trong lòng hồ.
Phát hiện được đăng hôm qua, ngày 9-12 trên Tạp chí Khoa học và trình bày tại Hiệp hội Địa lý Mỹ tại San Francisco. Các tác giả công tình nghiên cứu cho biết đây là lần đầu tiên họ tìm thấy bằng chứng trực tiếp từ đá trên sao Hỏa cho thấy hồ nước ngọt từng tồn tại nơi đây.
“Kết quả mới củng cố thêm giả thuyết sự sống từng tồn tại trên sao Hỏa. Như vậy, câu hỏi liệu sự sống có tồn tại trên sao Hỏa ngày nay hay không vẫn còn bỏ ngỏ”, nhà khoa học David Paige tại ĐH California, Los Angeles trả lời hãng AP qua email.
Trong khi đó, tàu thăm dò Curiosity cũng đã khoan xuống lớp sa thạch cũng như bùn đá và phát hiện các khoáng đất sét từng tiếp xúc với nước.
Theo NLĐ

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ