Phát hiện 16 tấn bột chế biến lẩu nấm và thạch rau câu nhiễm độc

Kết luận của Cục Điều tra chống buôn lậu (Tổng cục Hải quan) về lô hàng bột sương sáo - loại nguyên liệu chế biến thực phẩm lẩu nấm và thạch rau câu cho thấy, hàm lượng thủy ngân vượt quá 100 lần, hàm lượng asen vượt mức 18,5 lần.
Phát hiện 16 tấn bột chế biến lẩu nấm và thạch rau câu nhiễm độc

Những người có sở thích ăn lẩu nấm hoặc thạch rau câu hay trà sữa trân châu sẽ không khỏi giật mình trước kết luận như vậy của Cục Điều tra chống buôn lậu.

Những độc tố này có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người được công ty TNHH thương mại sản xuất 3K (phường An Lạc, Tân Bình, TPHCM) nhập khẩu và phân phối trên thị trường.     

Theo đó, lô hàng 16 tấn bột sương sáo đen và trắng chứa nhiều chất độc như chì, thủy ngân và asen. Đáng chú ý, lô hàng này đã được Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường 3 thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng xác nhận lô hàng đạt yêu cầu nhập khẩu và được Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) xác nhận công bố phù hợp với quy định an toàn thực phẩm.

Từ cuối năm 2013 đến nay, doanh nghiệp 3K đã nhập 3 lô hàng với tổng số 38 tấn bột sương sáo cung cấp cho các cơ sở chế biến thực phẩm trong nước.

Để làm rõ hơn những chất độc có trong bột sương sáo của công ty 3K cũng như câu chuyện vì sao loại thực phẩm nguy hiểm này lại được nhập khẩu và được cơ quan kiểm định chất lượng cấp giấy chứng nhận an toàn, phóng viên đã có cuộc trao đổi với ông Trần Việt Hưng - Phó đội trưởng Đội 4 (Cục điều tra chống buôn lậu) xung quanh vấn đề này.

Mời quý vị xem video chi tiết.

Theo VTV
Nhiệt độ khắc nghiệt làm tăng nguy cơ vấn đề về sức khỏe, đặc biệt là với người mắc các bệnh về tim mạch. Ảnh minh họa

Nguy cơ gia tăng bệnh tim mạch vì nắng nóng

GD&TĐ - Nhiệt độ khắc nghiệt làm tăng nguy cơ gặp phải các vấn đề về sức khỏe, đặc biệt đối với người mắc các bệnh lý mạn tính, gồm các bệnh về tim mạch.
Học sinh được giới thiệu về quá trình vua Hàm Nghi xây dựng căn cứ kháng chiến ở thành Tân Sở.

Đưa trò về miền di sản

GD&TĐ - Thời gian qua, các tour du lịch trải nghiệm gắn với giáo dục đã thu hút học sinh các trường học trên địa bàn Quảng Trị.
Từ quả mắc ca có thể chế biến thành nhiều loại sản phẩm khác nhau mang lại giá trị cao.

Công nghệ gia tăng giá trị cho cây mắc ca

GD&TĐ - Các nhà khoa học Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội ứng dụng thành công công nghệ sinh học để sản xuất sữa chua, dầu ăn, thức ăn chăn nuôi từ mắc ca.
Tiết học môn Kỹ thuật của cô Bích Loan với các em học sinh lớp 4A4 Trường Tiểu học Quang Trung (TX Sơn Tây, Hà Nội). Ảnh: TG

Cuốn hút học trò bằng công nghệ

GD&TĐ - Gắn bó với nghề 32 năm, cô Nguyễn Thị Bích Loan luôn biết cách tạo hứng thú học tập cho học trò, trong đó có việc áp dụng công nghệ thông tin.