Phát hành bộ tem "Biển, đảo Việt Nam: Chim biển, đảo"

GD&TĐ - Trong khuôn khổ Triển lãm Tem bưu chính quốc gia (Vietstampex 2022), Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ phát hành bộ tem "Biển, đảo Việt Nam: Chim biển, đảo". Đây là bộ tem thứ 3 về đề tài biển, đảo Việt Nam.

Bộ tem "Biển, đảo Việt Nam (bộ 3): Chim biển, đảo". Ảnh: ictvietnam.vn.
Bộ tem "Biển, đảo Việt Nam (bộ 3): Chim biển, đảo". Ảnh: ictvietnam.vn.

Nằm trong khuôn khổ Triển lãm tem bưu chính quốc gia Vietstampex 2022, ngày 24/6/2022, Bộ TT&TT sẽ phát hành bộ tem "Biển, đảo Việt Nam: Chim biển, đảo". Bộ tem được phát hành theo nghi thức đặc biệt. Đây là bộ tem thứ 3 về đề tài "Biển, đảo Việt Nam".

Bộ tem nhằm quảng bá hình ảnh đất nước, con người và tuyên truyền công tác bảo tồn đa dạng sinh học biển Việt Nam, đồng thời góp phần tạo nên sức mạnh tổng hợp trên các mặt trận đấu tranh bảo vệ, giữ vững chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.

Nằm ở khu vực Đông Nam Á, bên bờ biển Đông của bán đảo Đông Dương, Việt Nam sở hữu trên 3.260 km bờ biển, có hơn 1 triệu km2 thềm lục địa, hơn 3.000 hòn đảo lớn nhỏ và 2 quần đảo xa bờ là Hoàng Sa và Trường Sa. Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam luôn xác định biển, đảo có tầm quan trọng chiến lược đặc biệt đối với sự nghiệp bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước.

Bộ tem "Biển, đảo Việt Nam (bộ 3): Chim biển, đảo" gồm 04 mẫu và 01 blốc với giá mặt 4000đ, 4000đ, 4000đ, 12000đ và 15000đ, khuôn khổ tem 43 x 32 (mm), khuôn khổ blốc 110 x 70 (mm) do họa sỹ Nguyễn Du và Phạm Quang Diệu, Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (BĐVN) thiết kế nhằm giới thiệu các loài chim sinh sống trên các vùng biển, đảo Việt Nam.

Mẫu 1 là hình chim nhàn mào Thalasseus bergii (Lichtenstein, 1823): Nhàn mào Thalasseus bergii là một loài chim biển trong họ Mòng biển, làm tổ thành từng tập đoàn dày đặc ở các bờ biển và đảo tại các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Phần trên cơ thể (phần lưng) của nhàn mào có màu xám, phần dưới (phần bụng) có màu trắng, mỏ vàng và cái mào bờm xờm màu đen.

Mẫu 2 là gà đồng Gallicrex cinerea (Gmelin, 1789): Gà đồng (Gallicrex cinerea) là một loài chim thuộc họ gà nước, là loài duy nhất trong chi Gallicrex. Môi trường sống sinh sản của chúng là các đầm lầy, bãi bùn, đồng cỏ ngập nước, rừng ngập mặn khắp châu Á. 

Mẫu 3 là rẽ khoang Arenaria interpres (Linnaeus, 1758): Rẽ khoang là một loài chim biển, sống ở vùng đầm lầy, cát ven biển, vùng bờ biển và các vùng đất ngập nước biển. Thân dài khoảng 22cm, cánh có nhiều màu sắc xen kẽ nổi bật, giò ngắn màu da cam, chắc mập.

Mẫu 4 là choắt lùn đuôi xám Tringa brevipes (Vieillot, 1816): Chúng sống ở vùng đầm lầy, cát ven biển, vùng bờ biển có các dải đá, có chiều dài khoảng 25cm, với phần trên cơ thể chỉ có màu xám, chân vàng. Trong mùa sinh sản, cổ, ngực và hai bên hông có vằn mảnh, khi bay để lộ toàn bộ thân trên màu xám. Chúng thường sống theo đàn nhỏ.

Mẫu blốc là chim điên chân đỏ Sula sula (Linnaeus, 1766): Chim điên chân đỏ là một loài chim ó biển thuộc họ chi chim điên trong họ chim điên (Sulidae), là một nhóm chim biển khá lớn có chân màu đỏ, nhưng bộ lông có màu đa dạng. Chúng là loài chim mạnh mẽ khi bay nhưng lại chậm chạp khi cất hay hạ cánh. Chim điên chân đỏ là loài nhỏ nhất trong các loài chim điên, kích thước dài khoảng 70cm, sải cánh dài đến 1m. Chúng chủ yếu ăn cá nhỏ hoặc mực tập hợp thành nhóm gần bề mặt.

Bộ tem được cung ứng trên mạng lưới bưu chính từ ngày 24/6/2022 đến ngày 31/12/2023.

Tin tiêu điểm

Hệ thống HIMARS của Ukraine sẽ được sử dụng để phóng ATACMS.

Canh bạc nguy hiểm với ATACMS

Thế giới
GD&TĐ - Theo chuyên gia quân sự kỳ cựu Nga, Andrey Koshkin, hệ thống phòng thủ nhiều tầng của Moscow luôn sẵn sàng đánh chặn mọi tên lửa, kể cả ATACMS tầm xa.

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT.

Khi trách nhiệm… 'mơ màng'!

GD&TĐ - Trước khi mọi việc đi quá xa thì cần nghĩ đến đường dài cho nhạc hội bằng sự lắng nghe, cầu thị và tôn trọng khán giả.
Kết quả thi GCSE tại Anh sẽ tiếp tục giảm do ảnh hưởng từ việc đóng cửa trường học thời Covid-19.

Covid-19 vẫn 'đeo bám' học sinh Anh

GD&TĐ - Nghiên cứu do Quỹ Nuffield, quỹ từ thiện của Anh, tài trợ, dự đoán điểm số các môn thi chính trong kỳ thi GCSE sẽ giảm đến năm 2030.
Nhiều người lợi dụng thị thực du học để nhập cư Australia trái phép.

Ngăn chặn tình trạng lừa đảo du học

GD&TĐ - Các đại lý du học thiếu uy tín thường vẽ ra viễn cảnh tươi đẹp về cuộc sống đại học và cơ hội nhập cư để lừa sinh viên quốc tế đăng ký.
Robot chơi piano của nhóm sinh viên.

Sinh viên chế tạo robot chơi piano

GD&TĐ - Nhóm sinh viên Trường Đại học Kinh tế TPHCM chế tạo robot có thể chơi hàng trăm bản nhạc khác nhau một cách thuần thục với đàn piano.