“Phát điên” vì hàng xóm kiêm... sui gia

GD&TĐ - Ở cùng khu tập thể, lại hợp tính nên không ngày nào bà Tám và bà Láng không quấn lấy nhau.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Hết buôn về phim truyền hình dài tập, hai bà lại thì thào chuyện thị phi bên hàng xóm. Chơi thân với nhau bao nhiêu năm, một hôm bà Tám mới ngớ người ra: "Này bà, sao chúng ta không làm sui gia nhỉ? Cái Dung nhà bà với thằng Tùng nhà tôi hình như trạc tuổi nhau".

Quá bất ngờ trước lời đề nghị của bà Tám, bà Láng cười như mếu: "Đấy! Tôi cũng nghĩ đến chuyện này lâu rồi mà không dám bảo với bà. Tôi tưởng thằng Tùng nhà bà giỏi giang, đẹp giai thế thì thiếu gì cô theo. Cái Dung nhà tôi thì bướng, hễ tôi nhắc chuyện lấy chồng là nó dọa bỏ nhà đi. Tôi thật không hiểu bọn trẻ bây giờ nghĩ gì".

Bà Tám như mở cờ trong bụng: "Thế hoa ra cháu Dung cũng chưa có người yêu. Gớm! Thế thì tôi yên tâm rồi, thật ra thằng Tùng nhà tôi chưa bao giờ có người yêu. Hễ đi làm về là nó cắm mặt vào máy tính thì bà bảo làm gì có cô nào theo".

Cứ ngỡ chuyện Tùng và Dung được hai bà mẹ "se duyên" sẽ khó thành, ai ngờ một hôm, trong lúc bà Tám đang nấu cơm thì Tùng gọi: "Mẹ ơi, nhà mình có khách".

Bà Tám sấp ngửa chạy lên nhà, tưởng ai, hóa ra là cái Dung nhà bà Láng. Vừa nhìn thấy bà, con bé cúi đầu chào rất lễ phép. Bà rất sốc vì từ trước đến nay chưa từng thấy hai đứa đi chung với nhau, thậm chí nhà gần nhau mà chưa bao giờ thấy chúng chào hỏi nhau. Trước thái độ ngỡ ngàng của bà Láng, Tùng giải thích: "Bọn con tìm hiểu nhau mấy năm rồi, hôm nay chúng con chính thức báo cáo mẹ".

Từ bạn thân, bà Tám và bà Láng bất ngờ trở thành sui gia của nhau. Vì chưa hết ngỡ ngàng và chưa thể tin vào sự thật như mơ này nên trong đám cưới của con, hai bà không tránh khỏi những tình huống lúng túng, ngại ngùng.

Cả hai bà đều không muốn mối quan hệ thân thiết, xuề xòa trước kia trở nên khách sáo, e dè như bây giờ. Nhưng khi đã trở thành sui gia, có những chuyện không thể giải quyết theo kiểu bạn bè được.

Từ ngày Dung trở thành con dâu, bà Tám quyết tâm thay đổi tính nết bướng bỉnh và thói lười biếng của con bé.

Bà nói thẳng với Dung: "Mẹ và mẹ con thân nhau lắm, tính nết con thế nào, mẹ con từng kể với mẹ hết rồi. Chúng ta cũng là hàng xóm của nhau bao lâu nay, thế nên mẹ con mình nên bỏ quan giai đoạn làm quen, ngại ngùng với nhau. Mẹ nghĩ sao thì nói vậy, con đừng suy diễn rồi để bụng nhé. Từ nay, mẹ sẽ coi con như con gái của mẹ. Cái gì con chưa biết, mẹ sẽ hướng dẫn nhiệt tình". Dung cười: "Dạ, con cảm ơn mẹ".

Ngày nào cũng thế, đúng 5 giờ chiều, bà Láng lại chạy sang bên sui gia chơi với một đề nghị hết sức "dễ thương": "Bà có phải nấu nướng gì không, tôi làm cùng cho vui".

Ban đầu, bà Tám không nghi ngờ gì, nhưng một hôm bà vô tình nghe được màn đối thoại khá thậm thụt của bà Láng và con gái ngoài cổng. Dung phàn nàn: "Sao ngày nào mẹ cũng sang bên nhà chồng con thế? Mẹ làm con khó xử". Bà Láng giải thích: "Mẹ lo lắng và muốn giúp con một tay nên mới sang. Mẹ hiểu tính mẹ chồng con nên sợ bà ấy hay bắt nạt rồi làm khó con..."

Không vui chút nào khi biết được "ý đồ" của bà Láng, bà Tám quyết tâm "trả đũa". Đến hẹn lại lên, đúng 5 giờ chiều ngày hôm sau, bà Láng gọi: "Bà Tám ơi, tôi sang chơi nhé". Bà Láng nằm đắp chăn trên giường, rên hừ hừ: "May quá, bà sang đây rồi thì nấu giúp tôi nồi cháo được không?". Bà Láng không khỏi sốt sắng: "Bà bị cảm à? Bà thích ăn cháo gì để tôi nấu".

Vừa khỏi "ốm", bà Tám lại bị "ho", hết "ho" lại "đau bụng", phục vụ bà sui gia mệt đứt cả hơi, bà Láng quyết định không sang bên sui gia nữa. Bà Tám không lấy gì làm ngạc nhiên trước sự biến mất kỳ lạ của bà Láng, nhưng Dung thì khác, cô về nhà thắc mắc: "Hai mẹ giận nhau hay sao mà dạo này con không thấy mẹ sang chơi nữa nhỉ?". Bà Láng bực dọc: "Chúng tôi không giận nhau nhưng bà ấy đâu phải mẹ chồng của tôi".

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.