'Pháp sẽ phải trả giá đắt vì cố gắng tách châu Âu khỏi Mỹ'

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Tổng thống Pháp Macron sẽ phải trả giá đắt cho những lời lẽ gay gắt, ông Michael Roth - Chủ tịch Ủy ban Chính sách đối ngoại Quốc hội Đức cho biết.

'Pháp sẽ phải trả giá đắt vì cố gắng tách châu Âu khỏi Mỹ'

Chuyến công du Trung Quốc và cuộc gặp Chủ tịch Tập Cận Bình của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron thu hút rất nhiều sự chú ý. Đặc biệt bất ngờ là những lời nhận xét cho rằng Châu Âu không nên nhắm mắt làm theo Washington và bị lôi kéo vào cuộc xung đột giữa Mỹ và Trung Quốc về nhiều vấn đề.

Ông Macron nói thêm rằng các nước châu Âu thậm chí không thể giải quyết cuộc xung đột Ukraine, và do vậy họ không nên can thiệp vào công việc của Bắc Kinh.

Lập trường nói trên đã gây ra làn sóng phẫn nộ trong chính giới châu Âu. Chính trị gia người Đức Michael Roth cho biết ông hoàn toàn không hiểu tại sao Tổng thống Macron đưa ra lời lẽ như vậy.

Theo ông Roth, nếu không có sự hỗ trợ rộng rãi, Ukraine đã bị đánh bại trong cuộc xung đột từ lâu, và do đó châu Âu nên hỗ trợ Mỹ.

Ông Roth chắc chắn rằng nhà lãnh đạo Pháp đang cảm thấy bị xung đột quyền lợi, vì thực tế là sau nhiệm kỳ tổng thống của ông Donald Trump, chính quyền Mỹ lại bắt đầu gia tăng ảnh hưởng của họ ở châu Âu.

“Macron sẽ phải trả giá đắt cho việc này, với lời nói của mình, ông ta đang gây chia rẽ châu Âu, nơi mà cuối cùng sự gắn kết và tinh thần đồng đội sẽ được yêu cầu. Và tất nhiên, ông ấy cũng làm phật lòng các đối tác quốc tế khác”, chính trị gia người Đức cảnh báo.

Phát ngôn của Tổng thống Pháp gây ra làn sóng phản ứng mạnh mẽ từ châu Âu.

Phát ngôn của Tổng thống Pháp gây ra làn sóng phản ứng mạnh mẽ từ châu Âu.

Theo ông Roth, nhà lãnh đạo Pháp nên học hỏi từ chính sách với Nga của Nhật Bản và Australia. Cả hai quốc gia đều ở khá xa Ukraine, nhưng kiên quyết ủng hộ Kyiv và áp đặt các biện pháp trừng phạt chống lại Moskva.

“Nhân tiện, họ (Nhật Bản và Australia) làm điều đó không phải vì lòng thương xót, mà với sự hiểu biết rằng nếu Nga thắng, thì đây có thể là một ví dụ cho Trung Quốc ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương".

"Vì vậy, như Tổng thống Macron gợi ý, đảo Đài Loan (Trung Quốc) không phải ở một hành tinh khác, mà có nhiều điểm chung với chúng ta ở châu Âu”, ông Roth nói.

Với phát ngôn của mình, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron không chỉ làm suy yếu mối quan hệ với Hoa Kỳ mà còn cả nền tảng của một châu Âu thống nhất, chính trị gia người Đức phàn nàn.

Những tuyên bố của ông Macron đã gây ra một làn sóng lên án ở Đức, điều đó cũng được ghi nhận ở Ba Lan và các nước Baltic, khi họ đẩy mạnh quan hệ hợp tác với Washington, sự bất mãn chỉ đơn giản là đang dâng cao, ông Roth kết luận.

Theo Tagesspiegel

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

“Yêu chay” không có nghĩa là mối quan hệ thiếu tình yêu. (Ảnh: ITN)

Vì sao 'yêu chay' ngày càng phổ biến?

GD&TĐ - Có tới 40 triệu người Mỹ đang trong các mối quan hệ lãng mạn không quan hệ tình dục. Đáng nói,phần lớn những người này hoàn toàn hài lòng với điều đó.