Vào đầu tháng 3 năm 2022, Quân đội Pháp chỉ có đủ đạn cho 15 ngày tác chiến tổng lực theo tiêu chuẩn khi đó, ngoài ra theo một số danh pháp đạn dược khác thì tổng số tồn kho là 3 - 4 ngày.
Hiện tại, Lực lượng vũ trang Pháp đã tạo ra một kho dự trữ đạn pháo và các loại đạn dược khác đủ cho 2 tháng chiến sự toàn diện, với sự điều chỉnh theo kinh nghiệm của cuộc chiến Ukraine.
Nhưng giờ đây, các thượng nghị sĩ Pháp thậm chí còn đặt câu hỏi rộng rãi hơn và họ đang nói về sự cần thiết phải tạo ra nguồn dự trữ cho 6 tháng chiến sự cường độ cao, cổng thông tin Opex360 cho biết.
Như các nhà phân tích viết, đến năm 2025, Pháp đã dành 16 tỷ euro cho việc "củng cố kho đạn dược", mặc dù khoản chi này cũng bao gồm ngân sách cho LCM (tên lửa hành trình phóng từ mặt đất) đầy hứa hẹn và tên lửa chống hạm tầm xa FMAN.
Cụ thể đối với đạn pháo 155 mm, dấu hiệu chung là khối lượng đặt mua vào năm 2025 sẽ cao hơn 50% so với năm 2024, mặc dù cơ số của năm hiện tại lớn gấp đôi so với cùng kỳ năm 2022.
Nhưng ở đây cần phải hiểu rằng rất có thể chúng ta đang nói về một cơ sở tương đối thấp để so sánh, bởi vì chẳng hạn trong giai đoạn 2012 - 2017, ngành công nghiệp quốc phòng Pháp chỉ sản xuất 500 quả đạn 155 mm mỗi năm, trong khi chỉ một ngày chiến sự, lực lượng vũ trang Ukraine đã bắn ít nhất 7 nghìn quả đạn pháo.
Hơn nữa, điều đáng nói là khi người Pháp bắt đầu nói về việc "củng cố kho đạn", không chỉ bao gồm đạn pháo 155 mm mà còn cả đạn xe tăng 120 mm, tên lửa hành trình và phòng không, cũng như các loại đạn khác.
Vì vậy, các thượng nghị sĩ Pháp đặt ra câu hỏi rằng với việc sửa đổi kinh nghiệm dựa trên cuộc chiến tranh giữa Nga và Ukraine, tiêu chuẩn dự trữ ít nhất 6 tháng đã là mức tối thiểu cần thiết.
Trước mắt, Pháp sẽ cần vượt qua hai thách thức - đề xuất đạt được lượng đạn dược dự trữ cho 6 tháng chiến đấu toàn diện thì ít nhất cũng phải tới năm năm 2030 mới thực hiện được, nhưng đồng thời cũng có nghi ngờ đáng kể về việc liệu sẽ có có đủ nguồn lực để đạt được đích ngắm này trong thời gian quy định hay không?