Giám đốc Quỹđầu tư trực tiếp Nga (RDIF) Kirill Dmitriev cho biết số liều vaccine đặt hàng đãlên tới con số 1 tỉ.
"Cùng với cácđối tác nước ngoài, chúng tôi sẵn sàng sản xuất hơn 500 triệu liều vaccine mỗinăm" – ông Kirill giải thích. Số vaccine sử dụng cho trong nước được sản xuất trong nước, và số liều sử dụng ở nước ngoài được sản xuất ở nước ngoài.
Theo ôngDmitriev, RDIF đang có một chương trình hỗ trợ nhân đạo cho các nước đang pháttriển, với mục tiêu đưa vaccine Covid-19 tới các nước không thể tự muađược.
Cho rằng tiêmchủng là vấn đề cấp bách tại các nước nghèo nhất thế giới, ông Dmitriev cho biếtRDIF tin rằng "mọi người trên thế giới đều nên được tiếp cận với vaccine một cáchbình đẳng, cho dù tình hình tài chính của họ ra sao".
Hôm qua(11/8), TT Putin tuyên bố Nga đăng ký vaccine Covid-19 đầu tiên trên thế giới cótên "Sputnik V". Nó sẽ sớm được sản xuất quy mô lớn và đưa vào sử dụng từ 1/2021. Mặc dù đã được đăng ký, vaccine vẫn cần có thêm các thử nghiệm lâm sàngở Nga và Trung Đông.
TT Putin nóivới báo giới rằng con gái ông đã được tiêm vaccine mới này. Ngoài ra, các bác sĩ, giáo viên Nga sẽ là những người đầu tiên được tiêm vaccine.
VaccineSputnik V thu hút nhiều sự quan tâm từ nước ngoài, trong đó có Argentina,Philippines, Uzberkistan,
Nhà chức tráchbang Parana của Brazil tuyên bố sẽ ký thỏa thuận với Moscow để sản xuất và phânphát vaccine này ở địa phương vào ngày 12/8.
TT SerbiaAleksandar Vuci, TT Philippines Duterte muốn được thử vaccine này khi nó qua đượccác thử nghiệm an toàn.
Tuy nhiên,báo chí phương Tây tỏ ra nghi ngờ về vaccine Covid-19 của Nga.
Tờ The NewYork Times của Mỹ cho rằng Kremlin đốt cháy giai đoạn để ghi điểm về tuyên truyền; và cảnh báo mối nguy hiểm của loại thuốc mới được thử nghiệm một phần.
Hãng tin WashingtonPost lưu ý "những mũi tiêm có thể gây hại hoặc cho người ta cảm giác nhầm lẫn vềsự an toàn đối với miễn dịch của họ".
Hãng thôngtấn CNN có bài viết với tiêu đề "TT Putin cho biết Nga có vaccine Covid-19 đầutiên trên thế giới được phê chuẩn, nhưng vẫn còn những nghi ngờ".
Hãng tinThe Guardian của Anh cũng cảnh báo nỗ lực chóng vánh này, nhưng nói thêm "vaccinecó thể chỉ có hiệu quả một phần" thậm chí đã trải qua thử nghiệm nghiêm ngặt.
Không nghingờ gì, cuộc chạy đua tìm vaccine là vấn đề tự hào quốc gia đối với Nga, thậmchí cái tên "Sputnik V" cũng đề cập tới vệ tinh đầu tiên của Liên Xô phóng vàovũ trụ". Tuy nhiên, Guardian cũng chỉ ra rằng, ngay cả vaccine được thử nghiệmthông suốt nhất cũng có thể không hiệu quả hoặc có những tác dụng phụ kinh khủng.