Phận "buôn phấn bán hương" của phụ nữ trong nhà chứa ngập bao cao su ở Nam Á

Bên trong những dãy nhà nhếch nhác tại các khu nhà chứa ở Ấn Độ, nhiều người phụ nữ vẫn bám trụ với nghề mại dâm chỉ để kiếm sống qua ngày.

Giây phút nghỉ ngơi hiếm hoi của gái mại dâm.
Giây phút nghỉ ngơi hiếm hoi của gái mại dâm.

Ở khu vực Nam Á như Ấn Độ, Bangladesh vẫn có những người phụ nữ đang sống chui rúc trong các căn nhà chật chội tại các khu đèn đỏ và nhà chứa. Nói khu đèn đỏ nghe thật sang chảnh mỹ miều nhưng những căn nhà mà họ ở nhếch nhác, tối tăm như chính cuộc đời của họ.

Họ sống bằng nghề buôn phấn bán hương qua ngày. Chính những người này luôn phải đối diện với nguy hiểm về thể xác, sức khỏe, tinh thần nhưng không hề có con đường nào khác.

Nhiều cô gái tiếp 5-6 khách mỗi ngày. Số tiền các cô gái trẻ nhận được khoảng 2000 Rupi (khoảng hơn 600.000 đồng). Nhưng những gái mại dâm đã lớn tuổi chỉ nhận được 500 Rupee (hơn 160.000 đồng) cho mỗi lần đi khách.

Cuộc sống trong khu đèn đỏ lớn nhất châu Á

Tại Ấn Độ, Sonagachi là khu đèn đỏ không chỉ lớn nhất Ấn Độ mà còn lớn nhất châu Á. Nơi đây có khoảng 7000 người hành nghề mại dâm kể từ năm 1992. Cô Geetha Das (39 tuổi) đã sống nhiều năm ở Sonagachi và có 16 năm hành nghề mại dâm.

Cô tự hào bản thân là một gái mại dâm. Thậm chí cô còn so sánh cũng như những người là kỹ sư, bác sĩ, phi công, công việc của cô đem lại niềm vui tình dục.

Phan

Bao cao su ngập tràn khắp nơi.

Sinh ra ở Bengal (Ấn Độ), Das kết hôn năm 12 tuổi với một người đàn ông 37 tuổi. Nhưng người chồng vũ phu quá mức khiến Das dắt theo 2 con về nhà bố mẹ. Nghèo đói đã khiến Das bỏ nhà lên thành phố kiếm tiền, một người bạn đưa cô đền khủ đèn đỏ Sonagachi.

Das cho biết, nhờ công việc của cô ở Sonagachi mà con cô đã học xong và đang đi làm. Das chua chát nói: "Không ai giúp đỡ chúng tôi, biết làm gì khi chồng bỏ. Ai cũng không có bằng cấp và nuôi 2-3 đứa con. Tiền là thứ duy nhất để được xã hội tôn trọng".

Trong khi đó, một người phụ nữ khác giấu tên để bảo vệ bản thân cho biết, tiền là điều khiến cô đến khu Sonagachi nhưng những cuộc vui xác thịt cũng khiến cô bị hấp dẫn.

"Tôi thích có quan hệ tình dục với những người đàn ông khác nhau. Họ gọi tôi là gái mại dâm vì tôi về nhà sau khi làm việc", cô chia sẻ nỗi sợ hãi và lo lắng con trai sẽ biết mẹ làm ở đây. Cho nên cô phải sống 2 mặt khi bước ra khỏi khu đèn đỏ này.

Mỗi người một hoàn cảnh

Còn ở Bangladesh, một khu nhà chứa có tên là Kandapara cũng đang tồn tại hàng trăm năm qua. Dù nơi này đã bị phá hủy sau một trận cháy. Nhưng những mảnh đời ẩn đằng sau thì không biết đi đâu, Họ chấp nhận ở lại, dựng lại tất cả để mưu sinh.

Khu nhà chứa này nằm ẩn sau những bức tường. Đằng trong đó là những căn nhà chật chội để ở nhưng cũng là nơi tiếp khách. Không gian ồn ào với những con đường hẹp, cửa hàng ăn uống, người bán rong.

Có những cô gái đến đây chỉ vì gia đình quá nghèo hoặc là nạn nhân của nạn buôn người. Thậm chí có người phải kéo cày trả nợ 1-5 năm rồi mới có quyền từ chối tiếp khách hoặc giữ tiền cho bản thân.

Còn tại nhà chứa Joanny Bari ở Faridpur (Bangladesh) có 4 khu nhà nằm cạnh bờ sông Padma. Nhiều cô gái trong khu nhà chứa này chưa đủ tuổi vị thành niên. Có những cô gái chạy trốn để không phải kết hôn hoặc vì số phận quá đau khổ. Chính họ không biết đi đâu rồi ở lại nhà chứa này.

Có nhiều phụ nữ phải tiếp 5-10 khách mỗi ngày và họ không nhân được khoản tiền nào vì phải trả nợ cho chính người quản lý.

Pakhi - một cô gái sống trong khu nhà này cho hay: "Tôi 22 tuổi và làm việc trong nhà chứa này 2 năm. Trước đó, tôi đã cưới chồng nhưng bỗng nhiên chồng bị tâm thần nên tôi bỏ trốn. Khi tôi về nhà bố mẹ, chú đưa tôi đến Dhaka để học khiêu vũ nhưng chú lại bán tội cho một má mì. Tôi không sợ, nơi này vẫn ổn".

Còn Ria 22 tuổi đã sống và làm việc trong khu nhà chứa suốt 5 năm. Sau khi xảy ra xích mích với một chàng trai và bị đổi lỗi quấy rối, Ria đã bỏ nhà ra đi. Dù làm việc ở nhà chứa nhưng cô nói với bố mẹ và gia đình là đang làm việc trong cơ sở may mặc.

Dù mỗi người một hoàn cảnh, họ phải sống bằng nghề có nguy cơ lây HIV rất cao trong những không gian chật chội. Nhưng họ đang bị xã hội xa lánh, lên án và nhìn bằng ánh mắt khinh rẻ. Chính bản thân họ đối diện với nguy cơ bị trấn lột tiền, hành hung, đánh đập, lăng mạ....

Theo PNNews

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa ITN.

Café chủ nhật: Cõi nhớ

GD&TĐ - Nắng đầu Đông yếu ớt hai ngày qua đã phải nhường chỗ cho đợt gió mùa tràn về.