PGS.TS Lê Văn Thăng được bầu làm Hiệu trưởng Trường Đại học Quốc tế

GD&TĐ - PGS.TS Lê Văn Thăng, 45 tuổi được bầu giữ chức Hiệu trưởng Trường Đại học Quốc tế (Đại học Quốc gia TPHCM)

PGS.TS Lê Văn Thăng. Ảnh: VNUHCM
PGS.TS Lê Văn Thăng. Ảnh: VNUHCM

Ngày 21/1, theo thông tin từ Đại học Quốc gia TPHCM, với 15/16 phiếu đồng ý, Hội đồng trường Trường Đại học Quốc tế (Đại học Quốc gia TPHCM) đã họp và bầu PGS.TS Lê Văn Thăng giữ chức vụ Hiệu trưởng.

PGS.TS Lê Văn Thăng sinh năm 1979, là chuyên gia trong lĩnh vực Công nghệ Vật liệu.

Ông tốt nghiệp tiến sĩ chuyên ngành Khoa học và Công nghệ Vật liệu tại Trung tâm CEA và Viện INP Grenoble (Cộng hòa Pháp); được bổ nhiệm Phó Giáo sư vào năm 2015.

PGS.TS Lê Văn Thăng có nhiều năm công tác tại Trường Đại học Bách khoa, Đại học Quốc gia TPHCM, giữ các chức vụ: Trưởng phòng Thí nghiệm Trọng điểm Đại học Quốc gia TPHCM Công nghệ Vật liệu, Phó trưởng Khoa Công nghệ Vật liệu, Trưởng phòng Khoa học Công nghệ và Dự án, Phó Hiệu trưởng.

Hội đồng Đại học Quốc gia TPHCM họp và biểu quyết đồng ý công nhận PGS.TS Lê Văn Thăng giữ chức vụ Hiệu trưởng Trường Đại học Quốc tế. Ảnh: VNUHCM
Hội đồng Đại học Quốc gia TPHCM họp và biểu quyết đồng ý công nhận PGS.TS Lê Văn Thăng giữ chức vụ Hiệu trưởng Trường Đại học Quốc tế. Ảnh: VNUHCM

Trước đó, Ban Thường vụ Đảng ủy Đại học Quốc gia TPHCM đã thực hiện quy trình điều động PGS.TS Lê Văn Thăng, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Bách khoa đến nhận nhiệm vụ tại Trường Đại học Quốc tế; chỉ định tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và giữ nhiệm vụ Phó Bí thư Đảng ủy.

Sau khi thông qua Hội đồng Đại học Quốc gia TPHCM và có ý kiến hiệp thương của Thành ủy TPHCM, Giám đốc Đại học Quốc gia TPHCM sẽ ban hành quyết định bổ nhiệm PGS.TS Lê Văn Thăng giữ chức vụ Hiệu trưởng Trường Đại học Quốc tế.

Thành lập năm 2008, Trường Đại học Quốc tế hiện có hơn 11.000 sinh viên và gần 600 học viên, nghiên cứu sinh sau đại học. Trường đào tạo 23 chương trình bậc đại học, 12 chương trình bậc thạc sĩ và 5 chương trình bậc tiến sĩ.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Bom lượn FAB-3000 của Nga.

Chật vật đối phó bom lượn

GD&TĐ - Bom lượn Nga đang là ám ảnh với hệ thống phòng thủ Ukraine dù lực lượng này đang được trang bị những vũ khí đánh chặn tối tân của phương Tây.