Vào giữa tháng 10 năm 2023, Pakistan đã tiến hành phóng thử thành công lần thứ hai tên lửa đạn đạo tầm trung (IMB) Ababeel, có khả năng mang nhiều đầu đạn hạt nhân cùng một lúc.
Các thông số của cuộc thử nghiệm cho thấy tầm bay tối đa của tên lửa Ababeel đạt tới 2.200 km.
Lần phóng thử nghiệm đầu tiên đối với vũ khí này diễn ra vào tháng 4 năm 2022.
"Thực tế trên cho thấy sự thành công của Pakistan trong chương trình nghiên cứu chế tạo tên lửa đạn đạo tầm trung của riêng mình", Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS) đưa ra nhận xét.
Pakistan có thể đã nhận được thiết bị đo từ xa cần thiết cho các cuộc thử nghiệm nói trên, cũng như khung gầm xe tải đa trục cho bệ phóng tên lửa di động Ababeel, xuất xứ từ Trung Quốc.
Và song song với chương trình chế tạo tên lửa có nhiều đầu đạn hạt nhân, Pakistan cũng có tên lửa đạn đạo thuộc lớp Shaheen-III, nhưng dành cho đầu đạn đơn khối.
Hình ảnh vệ tinh từ địa điểm phóng thử tên lửa đạn đạo tầm trung Ababeel của Pakistan. |
Rõ ràng Quân đội Pakistan bắt đầu chú trọng đặc biệt đến tên lửa đạn đạo tầm trung như một phương tiện mang vũ khí hạt nhân, sau khi Ấn Độ đặt mua tổ hợp phòng không tầm xa S-400 Triumf từ Liên bang Nga vào năm 2018.
Việc Nga chuyển giao hệ thống phòng không S-400 đã thu hẹp khả năng của Pakistan trong việc sử dụng máy bay F-16 hoặc Mirage 5, hoặc tên lửa hành trình cận âm Babur và Ra'ad làm phương tiện tấn công hạt nhân.
Vì vậy, các quan chức quân sự Pakistan đã đặt cược gần như toàn bộ vào tên lửa đạn đạo, bởi họ tự tin tổ hợp phòng không S-400 của Ấn Độ chắc chắn sẽ không thể đối phó được với chúng.
Số liệu của Military Balance 2023 chỉ ra rằng Pakistan có tới 60 bệ phóng di động làm phương tiện vận chuyển tên lửa hạt nhân.
Tổ hợp phòng không S-400 chưa cho thấy đủ độ tin cậy để chống lại tên lửa đạn đạo tầm trung. |