Orion - Tàu vũ trụ thế hệ mới

Tàu Orion của NASA đã thực hiện thành công chuyến bay thử không người lái đầu tiên và hạ cánh an toàn xuống Thái Bình Dương. 
Orion - Tàu vũ trụ thế hệ mới

Toàn cảnh sự kiện phóng tàu Orion

Đây là con tàu không gian thế hệ mới được thiết kế để chở con người thực hiện những chuyến hành trình xa hơn trong vũ trụ. 

Sự kiện lần đầu tiên thử nghiệm thành công tàu Orion đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong sứ mạng tìm cách đưa con người lên sao Hỏa và các hành tinh khác trong tương lai.

Tường thuật quá trình phóng thử nghiệm Orion
(các mốc thời gian tính theo giờ địa phương)​
6:49 am: Công tác chuẩn bị phóng Orion bắt đầu được thực hiện trong 15 phút. NASA sẽ đếm ngược ngay sau khi công việc chuẩn bị hoàn tất.

orion-1.
6:51 am: Quang cảnh trong văn phòng điều khiển Orion. Mọi người đang tập trung chuẩn bị.

6:51 am: Mọi người đã sẵn sàng.

7:00 am: Trung tâm chỉ huy cho phép phóng Orion. 1 phút sau sẽ bắt đầu phóng.

7:01 am: Bắt đầu đếm ngược

7:03 am: Toàn bộ nhóm điều khiển Orion ra lệnh "Go" và tên lửa đẩy được kích hoạt vào lúc 7:05 am.

orion-2.
7:05 am: Orion đã được phóng lên

7:09 am: Tên lửa đẩy đã được tách ra

orion-3.
7:13 am: Trang Twitter của Orion thông báo mọi thứ đã diễn ra theo kế hoạch.

7:13 am: Orion đã bước vào quỹ đạo

orion-4.
7:16 am: Camera trên Orion bắt đầu truyền hình ảnh về.

7:25 am: động cơ đẩy thứ 2 đã tắt thành công. Sẽ được kích hoạt sau 90 phút nữa.

11:17 am: Orion đã hoàn thành sứ mạng trên quỹ đạo. Bắt đầu trở về Trái Đất. 9 phút căng thẳng nhất sắp bắt đầu.

11:27 am: Orion bung dù thành công.

11:29 am: Xác nhận Orion đã hạ cánh an toàn, ổn định và hoàn toàn nguyên vẹn. Thử nghiệm thành công.
Orion là tàu không gian dạng con nhộng được thiết kế để thực hiện những chuyến đi dài trong vũ trụ. Hồi 7:05 theo giờ địa phương ngày 5/12 mới đây (tương đương với 19:05 theo giờ Việt Nam), Orion đã chính thức được phóng lên tại căn cứ không quân Mũi Canaveral, bang Florida bởi tên lửa đẩy Delta IV Heavy. 

Tiếp theo đó, Orion đã 2 vòng quanh Trái Đất ở độ cao 5800 km, cao nhất đối với 1 phương tiện chế tạo bởi con người chế tạo từ trước đến nay kể từ sau chương trình Apollo hồi năm 1972. 

Cuối cùng Orion đã hướng về Trái Đất với vận tốc 20.000 dặm/h (8940 m/s) và chịu nhiệt độ 2.200oC trước khi bung dù và hạ cánh xuống vùng biển ngoài khơi bán đảo Baja Mexico, Thái Bình Dương.

orion-launch-streak-spectators.
Tên lửa đẩy Delta IV Heavy đã mang theo tàu vũ trụ Orion và được phóng lên từ căn cứ không quân Mũi Canaveral, bang Florida.

Từ những năm 1970, NASA đã bắt đầu phát triển tàu không gian Orion nhằm đưa con người lên Mặt Trăng và trong các thập kỷ sau đó, nó sẽ được hoàn thiện để đưa con người tới những hành tinh khác mà cụ thể là sao Hỏa vào năm 2030. 

Orion được phát triển bởi hãng Lockheed Martin theo đơn đặt hàng của NASA và được đặt tên theo chòm sao lớn nhất trên bầu trời đêm. 

Giám đốc chương trình Orion Mark Geyer chia sẻ: "Thật tuyệt vời. Bạn có những ý tưởng mà bạn muốn làm, bạn lập nên một nhóm để cùng thực hiện và giờ đây, mọi thứ đã hoạt động như dự định của bạn. Chúng tôi vẫn còn một chặng đường dài phía trước với sứ mạng này nhưng ngay khi khởi đầu, mọi thứ đã thật suông sẻ."


Video mô phỏng hoạt động trên quỹ đạo của tàu Orion

Orion là thế hệ tàu vũ trụ được trang bị các công nghệ tối tân nhất hiện nay của NASA và đây cũng là lần đầu tiên, nhiều công nghệ mới được thử nghiệm. 

Orion mang theo công nghệ truyền dữ liệu mạng với tốc độ nhanh gấp 1000 lần so với hệ thống trên trạm không gian quốc tế ISS hiện nay. 

Đồng thời, một hệ thống launch-abort cũng được trang bị để tăng độ an toàn cho phi hành đoàn 4 người trong quá trình phóng. Sau lần thử thành công đầu tiên, theo kế hoạch Orion sẽ được bay thử lần thứ 2 vào năm 2018 tại độ cao 700.000 km trên quỹ đạo của Mặt Trăng.

Theo tinhte.vn
Nếu không có lớp mạ, kim loại như sắt, thép rất dễ bị gỉ sét và nhanh hỏng hóc.

Lớp mạ an toàn chống ăn mòn thép

GD&TĐ - TS Phạm Thị Năm và cộng sự vừa bảo vệ nghiệm thu xuất sắc đề tài 'Nghiên cứu chế tạo hệ bảo vệ đa lớp cho thép trên cơ sở kẽm và hợp kim kẽm'.
Cá nóc chứa nhiều dưỡng chất để sản xuất thực phẩm chức năng.

Thực phẩm chức năng từ cá nóc

GD&TĐ - Syrup từ cá nóc dùng cho trẻ bị suy dinh dưỡng, viên nang giúp cải thiện cân nặng, hỗ trợ rối loạn chuyển hóa lipid máu...
ThS Nguyễn Trọng Minh - Giám đốc Công ty CP Công nghệ GRAC giới thiệu về công nghệ tại hội thảo.

Quản lý rác thải bằng công nghệ số

GD&TĐ - Thay vì quản lý và thu gom rác cách truyền thống, có thể ứng dụng CN 4.0 xây dựng mạng lưới quản lý và thanh toán online bằng phần mềm Grac.