Ông Trump trở lại chỉ làm tình hình chiến sự thêm xấu đi?

GD&TĐ - Giới phân tích cho rằng trái ngược với những tuyên bố của mình, sự trở lại Nhà Trắng của Cựu Tổng thống Donald Trump sẽ chỉ gây bất lợi cho Nga.

Ông Trump trở lại chỉ làm tình hình chiến sự thêm xấu đi?

Các sự kiện ở Ukraine vẫn là tâm điểm chú ý của cộng đồng quốc tế. Về vấn đề này, một diễn biến quan trọng là khả năng Donald Trump trở lại nắm quyền ở Mỹ và ảnh hưởng của ông đối với cuộc xung đột.

Thực tế chính trị và quân sự hiện nay cho thấy rằng trái với sự hồ hởi ban đầu từ nhiều nhà phân tích Nga, không nên mong đợi một giải pháp chính trị cho cuộc xung đột. Chúng ta hãy xem xét kỹ hơn lý do tại sao lại như vậy và "nhân tố Trump" sẽ tác động gì tới tất cả các bên liên quan.

Ông Donald Trump - cựu Tổng thống Mỹ, nổi tiếng với tài hùng biện gay gắt và những quyết định khó lường trong chính trị quốc tế.

Trong nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên, quan hệ giữa Mỹ và Nga vẫn căng thẳng, bất chấp thiện cảm cá nhân của ông ta dành cho người đồng cấp Vladimir Putin.

Tuy vậy mặc dù thường chỉ trích NATO và các đồng minh châu Âu không hỗ trợ quân sự đầy đủ cho Ukraine, nhưng bản thân ông lại không tích cực can thiệp vào cuộc xung đột.

Với viễn cảnh ông Trump trở lại nắm quyền, chúng ta có thể mong đợi áp lực ngày càng tăng đối với các đối tác NATO ở châu Âu để tăng cường đóng góp của họ trong việc hỗ trợ quân sự cho Ukraine.

Đồng thời, ông Trump có thể sẽ tìm cách giảm thiểu can thiệp quân sự trực tiếp của Mỹ, vốn là điển hình trong cách tiếp cận chính sách đối ngoại của nhân vật này.

ria_8697921.hr_1.jpg
Chiến sự tại Ukraine khó lòng chấm dứt nhanh chóng nếu ông Trump lên nắm quyền.

Nhưng khả năng cao Hoa Kỳ dưới thời ông Trump sẽ tiếp tục cung cấp hỗ trợ quân sự đáng kể cho Ukraine, bao gồm việc giao vũ khí tối tân và đào tạo quân nhân.

Điều quan trọng cần lưu ý là sự hỗ trợ tích cực dành cho Kyiv thực chất đã bắt đầu dưới thời ông Trump, bao gồm cả việc cung cấp vũ khí sát thương như tên lửa chống tăng Javelin - cách tiếp cận khác hoàn toàn những người tiền nhiệm.

Sự trở lại của ông Trump có thể đồng nghĩa với việc ủng hộ sẽ gia tăng, dẫn đến cường độ giao tranh lên cao. Mỹ nhiều khả năng sẽ tiếp tục viện trợ Kyiv các hệ thống vũ khí hiện đại như HIMARS và Patriot, điều này sẽ tăng cường đáng kể khả năng chiến đấu của Quân đội Ukraine.

Bên cạnh đó, chính sách trừng phạt của Mỹ đối với Nga có thể còn trở nên cứng rắn hơn khi ông Trump nổi tiếng là người sẵn sàng sử dụng đòn bẩy kinh tế, và các biện pháp trừng phạt có thể được tăng cường nếu xung đột Ukraine tiếp tục.

Điều này sẽ bao gồm những hạn chế mới đối với xuất khẩu công nghệ, giao dịch tài chính và khả năng tiếp cận thị trường quốc tế của nhiều doanh nghiệp Nga.

Áp lực trừng phạt gia tăng sẽ dẫn đến những khó khăn kinh tế ở Nga, gây bất ổn nội bộ và khiến xung đột leo thang hơn nữa. Các nhà lãnh đạo Nga sẽ phải tìm cách lách biện pháp trừng phạt và tăng cường quan hệ với quốc gia khác như Trung Quốc, Iran và Ấn Độ để giảm thiểu tác động.

Ông Trump còn nổi tiếng với cách tiếp cận cứng rắn trong đàm phán và mong muốn đưa ra những điều khoản đặc biệt. Điều này sẽ gây khó khăn cho việc đạt được thỏa hiệp giữa các bên.

Ngoài ra, ông Trump có thể tận dụng tình hình Ukraine để củng cố vị thế của mình ở Mỹ, thể hiện quyết tâm và sẵn sàng thực hiện bước đi cứng rắn. Điều này sẽ đặc biệt đúng trong thời gian cận kề cuộc bầu cử, khi việc thể hiện sức mạnh và khả năng bảo vệ lợi ích của Mỹ sẽ trở thành yếu tố quan trọng trong chiến dịch tranh cử.

Tổng thống Mỹ Joe Biden đã tuyên bố rút lui khỏi cuộc đua với ông Donald Trump.
Theo Avia-pro

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Toạ đàm “Trí tuệ nhân tạo và ảnh hưởng trong các trường ĐH” trong khuôn khổ Hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH”.

AI và tương lai giáo dục đại học

GD&TĐ - Ngày 11/12, hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH” được tổ chức nhằm chia sẻ nghiên cứu, ứng dụng thực tiễn của trí tuệ nhân tạo trong giáo dục ĐH.