Ông Phạm Nhật Vũ đã thành khẩn khai báo như thế nào?

GD&TĐ - Đại gia Phạm Nhật Vũ - ông chủ của AVG là một “mắt xích” quan trọng trong vụ mua bán 95% cổ phần giữa Mobifone và AVG kéo theo hàng loạt quan chức “ngã ngựa”. Vậy Phạm Nhật Vũ đã thành khẩn khai báo như thế nào? Bị can này có nhận được sự khoan hồng của pháp luật khi lượng hình?

Bị can Phạm Nhật Vũ trước khi vướng vòng lao lý.
Bị can Phạm Nhật Vũ trước khi vướng vòng lao lý.

Trong vụ án này, Phạm Nhật Vũ là bị can duy nhất bị đề nghị truy tố về tội danh Đưa hối lộ theo Khoản 4, Điều 346 BLHS năm 2015, với khung hình phạt từ 12-20 năm tù.

Theo kết luận điều tra thì bị can Phạm Nhật Vũ đã đưa tiền “cảm ơn” cho các ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn (nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin - Truyền thông), Lê Nam Trà, Cao Duy Hải (những người đầu tàu của Mobifone) với số tiền hàng triệu USD để thương vụ Mobifone mua cổ phần AVG “xuôi chèo mát mái”.

Kết luận điều tra xác định Phạm Nhật Vũ với vai trò chủ tịch HĐQT là người đại diện cho giao dịch mua bán 95% cổ phần AVG. Vì muốn bán được cổ phần nên Phạm Nhật Vũ đã đề nghị Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn, Lê Nam Trà và Cao Duy Hải - là những người có chức vụ quyền hạn thúc đẩy để việc mua bán sớm hoàn thành.

Quá trình điều tra, bị can Phạm Nhật Vũ thành khẩn khai báo hành vi phạm tội của bản thân, tích cực hợp tác với cơ quan bảo vệ pháp luật để làm rõ vụ việc.

Phạm Nhật Vũ đã chủ động hủy bỏ thỏa thuận và hợp đồng chuyển nhượng cổ phần; Tự nguyện trả lại toàn bộ số tiền đã nhận từ Mobifone (cả gốc và lãi), chi phí dự án, từ đó góp phần tối đa làm giảm thiệt hại cho Nhà nước.

Gia đình Phạm Nhật Vũ có công với cách mạng, bản thân bị canVũ cũng là người có đóng góp với các hoạt động xã hội: Như với Hội nạn nhân chất độc da cam, bom mìn, mồ côi… có đóng góp với Giáo hội Phật giáo Việt Nam….

Vì những việc làm trên của Phạm Nhật Vũ nên CQĐT cũng đã có đề nghị quá trình truy tố, xét xử các cơ quan tố tụng còn lại (VKS, Tòa án) xem xét các tình tiết giảm nhẹ, áp dụng chính sách hình sự đặc biệt phù hợp khi lượng hình với Phạm Nhật Vũ.

Phạm Nhật Vũ bị bắt tạm giam từ ngày 12/4/2019. Bị can Vũ sinh năm 1972, quê Hà Tĩnh. Ông Phạm Nhật Vũ từng sống và kinh doanh tại Đông Âu trong suốt thập niên 1990 của thế kỷ trước cho đến đầu những năm 2000. Sau đó ông Vũ trở về Việt Nam và kinh doanh. Năm 2004 ông Phạm Nhật Vũ bắt đầu tuyển dụng một nhóm nhân sự và nghiên cứu lĩnh vực truyền hình trả tiền. Tháng 8/2008 Cty Cổ phần nghe nhìn Toàn Cầu (AVG) được thành lập với vốn điều lệ là 1.800 tỉ đồng và phát sóng thử nghiệm từ tháng 11/2010. Một năm sau đó AVG đưa vào khai thác thương mại.

Năm 2012, Phạm Nhật Vũ được công chúng biết đến nhiều hơn khi mua độc quyền bản quyền truyền hình giải bóng đá V-League 20 năm. Sau đó, Nguyễn Đức Kiên (bầu Kiên) đăng đàn phản đối, thành lập công ty VPF với mục tiêu giành lại giải này từ VFF (Liên đoàn bóng đá Việt Nam, đơn vị ký độc quyền với AVG).

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Cảnh giác với dòng rip

GD&TĐ - Dòng rip là luồng nước mạnh chảy vuông góc từ bờ ra biển. Hiểu nôm na, đó là một dòng nước chảy xiết nhưng bằng mắt thường rất khó phát hiện.
Học sinh Trường THPT Đức Hợp (Kim Động, Hưng Yên) tham gia trò chơi tại chương trình “Hành trình khởi nghiệp từ THPT” năm 2024. Ảnh: TG

Cách làm mới hỗ trợ khởi nghiệp từ THPT

GD&TĐ - “Hành trình khởi nghiệp từ THPT” là cách làm mới mà nhiều địa phương đã và đang kết hợp với cơ sở GD đại học nhằm hỗ trợ học sinh THPT khởi nghiệp...
Ảnh minh họa.

Cân nhắc khi học trung cấp y

GD&TĐ - Bộ Y tế thông báo không cấp giấy phép hành nghề đối với y sĩ trình độ trung cấp sau ngày 31/12/2026.
Học sinh lớp 1 Trường Tiểu học Võ Trường Toản (quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ). Ảnh NTCC

Hiểu đúng về giai đoạn tiền Tiểu học

GD&TĐ - Nhiều gia đình tìm các lớp học tiền tiểu học nhằm học trước kiến thức mà quên việc quan trọng là trang bị tâm thế, kỹ năng để bắt nhịp với cấp học mới.
Hệ thống HIMARS của Ukraine sẽ được sử dụng để phóng ATACMS.

Canh bạc nguy hiểm với ATACMS

GD&TĐ - Theo chuyên gia quân sự kỳ cựu Nga, Andrey Koshkin, hệ thống phòng thủ nhiều tầng của Moscow luôn sẵn sàng đánh chặn mọi tên lửa, kể cả ATACMS tầm xa.
Xe tăng rùa với thiết bị gây nhiễu đặc biệt.

Clip UAV FPV chịu thua xe tăng rùa

GD&TĐ - Máy bay không người lái kamikaze góc nhìn thứ nhất (FPV) của Ukraine đã không hiệu quả khi tấn công những xe tăng rùa của Nga trên chiến trường.