Ông Medvedev nêu sự tồi tệ của xung đột hạt nhân khi sự kiên nhẫn kết thúc

GD&TĐ - Xung đột hạt nhân là “chuyện tồi tệ", nhưng Nga có thể hết kiên nhẫn – theo Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Liên bang Nga Dmitry Medvedev.

(Ảnh: RIA Novosti)
(Ảnh: RIA Novosti)

Ngày 14/9, trên kênh Telegram, ông Medvedev cho biết, không ai thực sự cần một cuộc xung đột hạt nhân. Đây là một câu chuyện rất tồi tệ với kết cục khó khăn. Đó là lý do tại sao quyết định sử dụng vũ khí hạt nhân (không chiến lược hoặc thậm chí là chiến lược) vẫn chưa được đưa ra.

Ông Medvedev lưu ý rất khó để đưa ra quyết định về phản ứng hạt nhân, vì sự phát triển của các sự kiện như vậy sẽ kéo theo những hậu quả không thể đảo ngược. Tuy nhiên, ông chỉ ra rằng mọi sự kiên nhẫn đều kết thúc.

Ngày 13/9, Đại sứ Nga tại Mỹ Anatoly Antonov cho biết Washington sẽ không thể ngoài cuộc nếu một cuộc xung đột hạt nhân nổ ra ở châu Âu.

Nhà ngoại giao này nhấn mạnh Mỹ đang sống trong ảo tưởng rằng trong trường hợp xảy ra xung đột hạt nhân, họ sẽ không bị ảnh hưởng.

Một ngày trước đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo hậu quả của một thỏa thuận tiềm năng về việc Ukraine sử dụng vũ khí phương Tây để tấn công vào lãnh thổ Liên bang Nga.

Ông lưu ý rằng những bước đi như vậy của Mỹ và Liên minh châu Âu sẽ chỉ ra sự tham gia trực tiếp của họ vào cuộc xung đột Ukraine và thay đổi hoàn toàn bản chất của nó.

Theo IZ

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

MIT miễn học phí cho sinh viên đến từ gia đình thu nhập thấp.

MIT miễn học phí cho sinh viên

GD&TĐ - Từ học kỳ mùa Thu năm 2025, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), sẽ miễn học phí cho sinh viên thuộc gia đình có thu nhập dưới 200 nghìn USD.

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.