Nhiều khác biệt
Theo báo cáo của ZDF (Đài truyền hình lớn thứ 2 ở Đức), 30 năm trôi qua, người Tây Đức chỉ thay đổi mã bưu cục của họ, còn với người Đông Đức là thay đổi cả cuộc đời của họ.
Tờ Der Spiegel trích dẫn dữ liệu từ Viện Nghiên cứu Kinh tế Halle (IWH), mức lương trung bình ở Tây Đức hiện nay là 3.340 euro, trong khi ở Đông Đức chỉ có 2.790 euro. Trong 30 năm qua, những việc làm mới được tạo ra gần như độc quyền ở phương Tây: Từ năm 2005 - 2018, số việc làm ở Tây Đức tăng từ 33 triệu lên 38 triệu, trong khi ở 5 vùng lãnh thổ của Đông Đức, số việc làm chỉ tăng từ 300 nghìn lên 5,9 triệu.
Hơn nữa, so với năm 1991, Đông Đức đã mất 800 nghìn việc làm. Điều này được chứng minh bằng sự chuyển đổi của một nền kinh tế kế hoạch hóa thành nền kinh tế thị trường, nhưng không phải như vậy. Trên thực tế, toàn bộ các ngành công nghiệp đã biến mất, trong đó có ngành công nghiệp năng suất cao và chuyên sâu về kiến thức - Der Spiegel khẳng định.
Cũng theo Der Spiegel, từ năm 1993 đến 2007, tỷ lệ thất nghiệp ở phương Đông liên tục vượt quá 15%, gây ra một làn sóng di cư sang phương Tây. Bốn vùng đất ở Đông Đức “đã mất tới hai chữ số phần trăm dân số kể từ năm 1991” - Der Spiegel viết. Kể từ khi thống nhất đất nước, dân số ở miền Đông Đức cũ đã giảm 15%. Một số vùng như Saxony-Anhalt, dân số đã giảm 22%. Trong khi đó, lực lượng dân số trong độ tuổi lao động lại rời đi tìm cơ hội ở nơi khác, các ngành giúp thúc đẩy việc làm và kinh tế lại không được đầu tư. Ngoại lệ duy nhất là Brandenburg, bởi đây là một khu phố của Berlin, nơi những người di cư kéo đến cư trú nên dân số không giảm. Viện Halle kết luận rằng, những thay đổi về nhân khẩu học sẽ trở thành rào cản mới cho sự phát triển của nền kinh tế Đông Đức và sự bất bình đẳng kinh tế với Tây Đức sẽ tăng lên.
Theo Der Spiegel, hiện tại, không một vùng đất nào ở Đông Đức đạt đến mức năng suất lao động như Saarland, nơi có năng suất lao động thấp nhất ở Tây Đức.
Vào đầu những năm 1990, làn sóng tư nhân hóa dẫn đến một thực tế chỉ có 5% các công ty chuyển sang sử dụng vốn đầu tư của Đông Đức, còn 95% cho các nhà đầu tư từ phương Tây hoặc từ nước ngoài. Do đó, nhiều công ty phía Đông “đã được tích hợp vào các cấu trúc hiện có”. Khoảng 20% dân số sống ở Đông Đức, nhưng chỉ có 36 công ty lớn làm việc ở đó, tương ứng với 7% trong tổng số 500 công ty lớn.
Một sự khác biệt nữa được nhắc đến giữa những người Đông và Tây Đức - những người cùng giới tính, cùng nghề nghiệp và có kinh nghiệm tương đương, thu nhập ở Đông Đức thấp hơn 19,6% so với ở Tây Đức.
Nước Đức đã thống nhất, người Đức thì không
Năm nay, tại lễ hội cấp quốc gia được tổ chức tại Kiel - trung tâm hành chính của bang Schleswig – Holstein, Thủ tướng Angela Merkel (CDU) “đánh giá cao những thành tựu của người Đông Đức trong việc vượt qua “chế độ độc tài” ở Cộng hòa Dân chủ Đức để thống nhất nước Đức”. Tuy nhiên, chính bà Merkel cũng nhận thấy “thiếu vắng sự gắn kết giữa Đông và Tây ở nước Đức”. Bà tuyên bố: “Sự thống nhất nhà nước Đức đã được thực hiện, nhưng sự thống nhất của người Đức thì không”.
“Sự thống nhất của nước Đức không phải là một điều kiện mà là một quá trình liên tục và một nhiệm vụ nhất quán. Đó là sự đoàn kết của tất cả mọi người cùng sống ở nước ta” - Chính trị gia đảng CDU nhấn mạnh.
Bàn về nước Đức thống nhất, Zweites Deutsches Fernsehen (ZDF) khẳng định: Không có sự thống nhất về tinh thần.
Một phóng sự của ZDF cho thấy, ba mươi năm sau, tại nước Đức thống nhất, mọi người vẫn xem sự kiện này từ hai quan điểm – Đông và Tây. Những người trẻ tuổi có gốc gác từ Cộng hòa Dân chủ Đức trước đây thường biết về những khó khăn của cha mẹ họ trong việc thích nghi với hệ thống mới. Bây giờ họ lại phải đối mặt với “sự kỳ thị và định kiến đối với phương Đông” và “một bản sắc Đông Đức mới đang nổi lên”.
Một nghiên cứu của Quỹ Otto Brenner hồi đầu năm 2019 cho thấy, 22% số người Ossi trẻ tuổi được hỏi cho biết họ cảm thấy họ là người Đông Đức, trong khi chỉ có 8% người Tây Đức cùng tuổi tuyên bố danh tính Tây Đức của họ.
Truyền thông Đức thừa nhận khó có thể giải quyết được sự phân hóa Đông – Tây trong tương lai gần. Thực tế cho thấy, việc rút ngắn khoảng cách phát triển giữa hai miền đã chậm lại một cách đáng kể và cũng không loại trừ khả năng các khác biệt Đông - Tây sẽ còn gia tăng trở lại trong tương lai.