Ngỡ ngàng những đường hầm đặc biệt nhất thế giới

Những đường hầm không chỉ giúp giao thông trở nên thuận lợi mà còn giúp du khách có được những trải nghiệm mới lạ. Trên thế giới, có những đường hầm được xây dựng một cách vô cùng đặc biệt, khiến nhiều người phải ngỡ ngàng vì sự độc đáo.

Nhiều du khách sẽ cảm thấy ngỡ ngàng cũng như bất ngờ khi tới thăm những “đường hầm” tự nhiên được phủ kín bởi các tán cây.
Nhiều du khách sẽ cảm thấy ngỡ ngàng cũng như bất ngờ khi tới thăm những “đường hầm” tự nhiên được phủ kín bởi các tán cây.

“Đường hầm cây sồi” ở Antrim là một trong những địa điểm du lịch hấp dẫn nhất tại Bắc Ireland. Du khách thường tới đây vào lúc hoàng hôn để ngắm cảnh cũng như chụp những bức ảnh đẹp khi ánh nắng xuyên qua hàng cây

Tuyến đường này có những cây sồi uốn cong một cách kỳ lạ, nhiều chỗ ánh nắng không xuyên qua nổi tán lá dày. Buổi tối, con đường có vẻ âm u khiến nhiều người thấy sợ

Đường ngầm Hoàng Phố nằm sâu bên dưới con sông cùng tên nối trung tâm thành phố Thượng Hải với khu Lục Gia Chủy ở quận Phổ Đông

Tuy chỉ dài 646,7 m nhưng bù lại đường hầm có cảnh quan đẹp mắt bởi một công ty địa phương đã tạo hiệu ứng âm thanh và hình ảnh bên trong, thu hút được một lượng lớn khách du lịch

Đường hầm Hoàng Phố nằm trong TOP 5 điểm tham quan nổi tiếng nhất ở Thượng Hải và cũng là một trong những điểm tham quan kỳ lạ nhất của Trung Quốc

Là điểm kết nối giữa Vương quốc Anh và lục địa già châu Âu, Channel là đường hầm dưới nước dài nhất trên thế giới với chiều dài phần chìm dưới biển hơn 38km

Đây là một đại dự án với nhiều khởi đầu sai lầm nhưng cuối cùng đã thành công vào năm 1994 và trở thành hầmđường sắt có tổng chiều dài hơn 50km nối Folkestone ở Vương quốc Anh với Coquelles ở phía Bắc nước Pháp

Với sự hiện đại của mình, đường hầm này liên tục có những chuyến tàu chở khách tốc độ nhanh nhất thế giới. Năm 1996, Hội Kỹ sư Dân dụng Mỹ đã coi đường hầm này là một trong 7 kỳ quan thế giới mới

Đường hầm Gotthard đượckhởi công xây dựng từ năm 1999 xuyên qua dãy núi Alps ở Thụy Sĩ với chiều dài 57km và trở thành đường hầm dài nhất thế giới

Để có được công trình này, Thụy Sỹ đã phải chi ra khoảng 10,3 tỷ USD trong gần 2 thập kỷ để hoàn thành. Mặt khác, đây cũng là thành quả của hơn 2.000 công nhân đã cố gắng và nỗ lực trong suốt thời gian đó

Những chuyến tàu chở khách qua đường hầm Gotthard có thể chạy tốc độ tối đa 250 km/h, trong khi tàu chở hàng có thể vận hành với vận tốc tối đa 160 km/h, giúp cho sự di chuyển trở nên nhanh chóng và thuận tiện hơn.

Sự ra đời của đường hầm này đã cung cấp cho châu Âu nói chung cũng như các nước Đức - Italy - Hà Lan - Thụy Sỹ một trạm trung chuyển giữa các phương tiện vận tải đường bộ hạng nặng và phương tiện đường sắt

Đường hầm Learal dài 24,5km ở Na Uy được biết đến với mỹ danh "hầm đường bộ dài nhất thế giới" với chi phí xây dựng là 153 triệu USD

Sự độc đáo của đường hầm là giúp cho những người lái xe tránh khỏi một loại hiệu ứng tâm lý về không gian chật hẹp hay "hiệu ứng thôi miên" khi phóng xe trong đường hầm.

Mặt khác, nhóm kỹ sư thiết kế đã rải rác các bóng đèn ánh sáng xanh, chia quang cảnh của đường hầm thành 4 đoạn và những khúc cua êm, làm cho các lái xe có cảm giác dễ chịu và hưng phấn.

Trong nhiều năm, đường hầm xuyên núi Guoliang luôn nằm trong danh sách điểm đến nguy hiểm nhất thế giới, thu hút rất nhiều du khách đến tham quan và khám phá.

Không giống những đường hầm khác trên thế giới, để có thể có được thành quả như ngày hôm nay, 13 người dân của ngôi làng Guoliang đã cùng nhau hi sinh máu, mồ hôi và nước mắt suốt 5 năm trời để đào hầm qua núi.

Sau 5 năm, đường hầm Guoliang dài 1.250 m, cao 5m và rộng 4m ra đời, đủ để hai xe tránh nhau. Tuy nhiên, do không có kinh nghiệm trong việc đào hầm và sử dụng thuốc nổ, 5 người đã chết trong quá trình xây dựng.

Sau 25 năm công trình bắt đầu xây dựng, đường hầm Seikan ra đời với tổng chiều dài 53,85km. Trong đó, 23,3km được đi ngầm dưới eo biển Tsugaru, nối quận Aomori trên đảo Honshu với đảo Hokkaido của Nhật Bản.

Để thi công tuyến đường hầm này, các kỹ sư và công nhân Nhật Bản đã gặp rất nhiều khó khăn, do điều kiện địa chất phức tạp, nhiều sự cố liên tiếp phát sinh nên họ đã không thể sử dụng máy khoan để thông hầm.

Tuy nhiên, với những nỗ lực không ngừng của các đội công nhân, quá trình xây dựng đường hầm được hoàn tất vào năm 1985. Với tổng chi phí lên đến 538,4 tỷ Yên (khoảng 3,6 tỷ USD), tuyến đường này đã trở thành một trong những công trình có kinh phí xây dựng lớn nhất thế giới.

Đường hầm Aqua-Line ở Tokyo đã khiến không ít người nhầm lẫn nó là một cây cầu vì phần cấu trúc nổi lên trên mặt nước dài 4,4km trong khi hơn 9km đường hầm còn lại chìm dưới biển.

Sau 30 năm nghiên cứu và xây dựng, đường hầm Aqua đi qua vịnh Tokyo và kết nối các thành phố Kawasaki và Kisarazu, giảm thời gian di chuyển giữa hai thành phố này từ 50 phút xuống còn 15 phút.

Điều đặc biệt là trên cầu có một hòn đảo nhân tạo có tên Umihotaru, nơi tập trung nhiều nhà hàng và các điểm vui chơi giải trí và các đài quan sát để ngắm toàn cảnh vịnh Tokyo.

Theo anninhthudo.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Học sinh lớp 10A7 Trường THPT Lương Thế Vinh (Quảng Bình) tìm hiểu nhạc cụ dân gian trong tiết học Chuyên đề Ngữ văn 10. Ảnh: NVCC

Đưa trang văn gần với trang đời

GD&TĐ - Dạy học Ngữ văn chương trình mới, ngoài kiến thức cơ bản, nhiều giá trị văn học và tiếng Việt được tích hợp vào hoạt động đọc, viết, nói và nghe.