Nữ sinh dân tộc Mông 'xuống núi' theo đuổi nghề Y - Dược

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Với đức tính cần cù, chịu khó nữ sinh viên người dân tộc Mông Thào Thị Dợ đã quyết tâm 'xuống núi' theo đuổi nghề Y để thay đổi cuộc đời.

Nữ sinh dân tộc Mông 'xuống núi' theo đuổi nghề Y - Dược
Nữ sinh dân tộc Mông 'xuống núi' theo đuổi nghề Y - Dược

“Xuống núi tìm chữ”

Thào Thị Dợ sinh ra và lớn lên tại bản Hua Ty A, xã Chiềng Bôm, huyện Thuận Châu tỉnh Sơn La là người dân tộc Mông, hiện đang là sinh viên lớp CNDDK17E Khoa Điều dưỡng, trường Đại học Y – Dược (ĐH Thái Nguyên).

Hành trình tìm đến con chữ của các thế hệ người Mông huyện Thuận Châu đã trải qua không ít thách thức. Chính bởi vậy, từ nhỏ, Dợ đã luôn khao khát được đến trường, được học chữ và ước muốn ấy đã thành sự thật, được sự quan tâm của các cấp chính quyền, sự giúp đỡ của thầy cô bạn bè và sự cố gắng nỗ lực vượt lên khó khăn, Dợ đã được đi học đúng độ tuổi, được cắp sách đến trường.

Đặc biệt hơn, khi Thào Thị Dợ trúng tuyển vào trường Đại học Y – Dược (ĐH Thái Nguyên) khiến khắp thôn bản ai nấy đều vui mừng khôn xiết. Bà con ai cũng gửi lời chúc mừng đến Dợ và coi em như lời tấm gương sáng về học tập.

Dợ cho biết, đồng bào quê em trình độ dân trí, nhận thức còn chưa cao nên người dân chưa thực sự chú ý đến việc học. Nhiều bạn bè cùng trang lứa với em đã có vợ, lấy chồng và sinh con. Điều đó khiến cho đói nghèo, lạc hậu vẫn còn thường trực nơi đây.

Lý do Dợ lựa chọn và quyết tâm theo đuổi ngành y đó là bởi vì em muốn học tập thật tốt, nắm vững tay nghề để thay đổi cuộc sống. Tương lai, em sẽ trở về quê hương làm tốt công tác y tế thôn bản, chăm sóc sức khỏe cho bà con nơi đây. Bên cạnh đó, em cũng muốn truyền cảm hứng đến các bạn, các em học sinh, nhất là với người dân tộc thiểu số về nghị lực học tập để vươn lên thoát nghèo, làm chủ cuộc sống.

Thào Thị Dợ hiện đang là sinh viên khoa Điều Dưỡng, trường Đại học Y - Dược (ĐH Thái Nguyên).

Thào Thị Dợ hiện đang là sinh viên khoa Điều Dưỡng, trường Đại học Y - Dược (ĐH Thái Nguyên).

Nỗ lực chinh phục ước mơ

Nói về quá trình vượt hơn 300km từ Sơn La xuống Thái Nguyên để học tập, Dợ chia sẻ: Do là người dân tộc thiểu số lại sống xa gia đình nên em cũng rất tự ti, mặc cảm do chưa thích nghi với môi trường, chưa tìm ra phương pháp học phù hợp hoặc chưa cân bằng giữa việc học và đi làm thêm.

Tuy nhiên quá trình học tập tại trường Đại học Y – Dược, em nhận được sự giúp đỡ rất nhiều từ các thầy cô, những giảng viên giàu nhiệt huyết sẵn sàng đồng hành, tạo điều kiện tốt nhất cho chúng em.

Bên cạnh đó, tổ chức Đoàn thanh niên, Hội sinh viên của nhà trường thường xuyên tổ chức các hoạt động, thành lập các CLB học thuật, thể thao, văn nghệ, giải trí…Qua đó góp phần thắt chặt tình đoàn kết, giúp sinh viên mở rộng các mối quan hệ, đặc biệt những sinh viên người dân tộc thiểu số như em có thêm những người bạn mới, bớt cảm thấy nhớ nhà hơn, em cũng học hỏi và trau dồi thêm nhiều kỹ năng, kinh nghiệm hơn.

Song song với đó, nhà trường thường xuyên tổ chức các hoạt động phong trào thi đua như: nghiên cứu khoa học trong sinh viên, Sinh viên 5 tốt cấp trường, cấp Đại học Thái Nguyên, cấp tỉnh, các hoạt động tình nguyện mùa hè xanh, tình nguyện mùa đông, tình nguyện tiếp sức mùa thi, hiến máu... Để chúng em có thể phấn đấu hết mình, nỗ lực thay đổi để trở thành một phiên bản tốt hơn hoàn thiện hơn về trí tuệ, nhân cách.

Những sinh viên người dân tộc thiểu số, ở vùng sâu vùng xa như Thào Thị Dợ còn được nhận nhiều chính sách hỗ trợ miễn giảm học phí, nhận học bổng hỗ trợ sinh viên. Đó không chỉ những hỗ trợ về vật chất mà còn là nguồn động viên khích lệ tinh thần quý báu để sinh viên tiếp tục cố gắng vươn lên chinh phục và hiện thực hóa ước mơ.

Chia sẻ về những dự định sắp tới, Dợ bộc bạch em sẽ tiếp tục học tập chăm chỉ, học hỏi thêm những điều bổ ích từ thầy cô, bạn bè, sách vở để sau này khi tốt nghiệp ra trường có thể hành nghề, trở về xây dựng quê hương và giúp đỡ được nhiều hơn nữa những bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Xe tăng T-72 do Liên Xô sản xuất ở Ba Lan

Ba Lan mất dấu xe tăng gửi Ukraine

GD&TĐ - Một nhà phân tích quân sự Ba Lan cho biết, không rõ Ba Lan hiện đang có bao nhiêu tăng T-72, bởi không rõ Warsaw đã tặng bao nhiêu loại xe này cho Kiev.