Nữ bệnh nhân trong chùm ca Omicron cộng đồng vi phạm quy định của Bộ Y tế

GD&TĐ - Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, Bộ Y tế quy định người nhập cảnh cần tiếp tục theo dõi sức khỏe tại nhà trong 14 ngày sau đó nhưng nữ bệnh nhân này không chấp hành và đi ăn uống với nhiều người.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Chiều 20/1, bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai - Chánh văn phòng Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, Thành phố đang có 68 ca nhiễm Omicron.

Trong đó, 65 ca là người nhập cảnh, 3 ca trong cộng đồng. Theo quy định của Bộ Y tế, những người nhập cảnh đã chích ngừa 2 mũi vắc xin Covid-19 phải cách ly tập trung 3 ngày, lấy mẫu xét nghiệm vào ngày 1 và 3. Chị P. (nguồn tiếp xúc với 3 ca Omicron cộng đồng) từ Mỹ về Cam Ranh (Khánh Hòa) đã cách ly và có xét nghiệm âm tính, sau đó về Thành phố Hồ Chí Minh, đã thực hiện cách ly đúng. 

Tuy nhiên, Bộ Y tế cũng quy định người nhập cảnh như chị P. cần tiếp tục theo dõi sức khỏe tại nhà trong 14 ngày sau đó. Nhưng người này không chấp hành và đi ăn uống với nhiều người.

Trước đó, sáng 19/1, Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh xác định 3 ca nhiễm Omicron cộng đồng từng đi ăn cùng người phụ nữ tên Nam P. (41 tuổi, ngụ phường 17, quận Bình Thạnh) nhập cảnh từ Mỹ.

Đây là 3 ca nhiễm Omicron trong cộng đồng đầu tiên được phát hiện tại Việt Nam.

Theo ông Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Phó Giám đốc Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh, ngay sau khi nhận được thông tin về 3 trường hợp nhiễm biến chủng Omicron được phát hiện trong cộng đồng, Sở Y tế đã chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (HCDC) và các đơn vị liên quan khẩn trương tiến hành điều tra dịch tễ, khoanh vùng truy vết, lấy mẫu xét nghiệm đối với tất cả những người tiếp xúc với bệnh nhân.

Quá trình điều tra dịch tễ ghi nhận chùm ca nhiễm biến chủng Omicron có liên quan tới trường hợp người nhập cảnh là bà Nguyễn Thị Nam P. Bà Nam P. đã tiêm 3 mũi vắc xin Pfizer, từ Mỹ về Việt Nam vào ngày 5/1.

Sau khi về nước, bà được cách ly tại khách sạn ở Nha Trang (Khánh Hòa). Bốn ngày sau, bệnh nhân có xét nghiệm PCR âm tính do CDC Khánh Hòa thực hiện.

Người dân không nên quá hoang mang, lo lắng

Tại buổi họp báo định kỳ cung cấp thông tin về tình hình dịch bệnh Thành phố Hồ Chí Minh chiều 20/1, ông Phạm Đức Hải - Phó trưởng Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 và phục hồi kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, cho biết Việt Nam hiện ghi nhận 108 ca mắc biến chủng mới Omicron, trong đó Thành phố Hồ Chí Minh có 68 ca.

Trước sự xuất hiện 3 ca nhiễm biến chủng Omicron trong cộng đồng, ông Phạm Đức Hải đề nghị người dân không quá hoang mang, lo lắng. Bởi theo ông, ngành y tế Thành phố Hồ Chí Minh và các cơ quan liên quan đã và đang triển khai đồng bộ các giải pháp để ứng phó.

Người dân hết sức bình tĩnh, chưa có gì phải thay đổi các hoạt động như đường hoa, đường sách, Hội oa Xuân… Ý thức người dân là điều quyết định giúp chúng ta kiểm soát được dịch bệnh.

Liên quan đến vấn đề học sinh trở lại trường sau Tết Nguyên đán theo kế hoạch, ông Trịnh Duy Trọng, Trưởng Phòng Chính trị tư tưởng, Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh, cho biết trước mắt, chủ trương dạy học trực tiếp sau Tết không thay đổi. Tuy nhiên, Sở sẽ phối hợp Sở Y tế theo dõi, đánh giá, chủ động tham mưu cơ sở giáo dục trên địa bàn để chuẩn bị phương án dạy và học.

Dù dịch có diễn biến mới, địa phương sẽ căn cứ tình hình để có kế hoạch chuẩn bị, phương án cụ thể.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Lễ kết nạp đảng viên đối với anh Nguyễn Cảnh Cường (bìa trái) - Giám đốc thú y cụm trang trại 2 kiêm chuyên gia thú y của Dự án chăn nuôi bò sữa TH ở Nga.

Phía sau những ly sữa tươi sạch

GD&TĐ - Một trong những yếu tố căn bản phía sau làm nên thương hiệu sữa tươi TH chính là kinh nghiệm trong công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Công ty.