NSƯT Diệu Hương ra mắt album "Ca Huế: Mười Thương"

GD&TĐ - Chào đón Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018, NSƯT Diệu Hương vừa cho ra mắt album nhạc “Ca Huế - Mười thương”. 

NSƯT Diệu Hương
NSƯT Diệu Hương

Đây là album được NSƯT Diệu Hương ấp ủ từ khi đầu quân cho Nhà hát Đài Tiếng nói Việt Nam và trở thành người đảm nhận mảng ca Huế cho Nhà hát.

Album gồm 9 tác phẩm ca Huế lời cổ, nhạc cổ: “Cổ bản”, “Lý Tử vi - Lý Hành vân”, “Phẩm Tuyết”, “Mười thương” (theo điệu Lý Tình tang), Liên khúc “Lưu Thủy - Kim Tiền - Xuân Phong - Long Hồ”, “Tương tư khúc”, “ Lý Quỳnh tương”, “Nữ sinh Đồng Khánh” (theo điệu vè Huế) và liên khúc “Hò Mái nhì - Lý Qua đèo - Lý Ngựa ô”.

Dù bắt đầu con đường ca hát với nhạc nhẹ, nhưng khi ca Huế đến như một mối lương duyên tình cờ, vẻ đẹp của loại hình dân ca đặc biệt này đã thôi thúc NSƯT Diệu Hương thực hiện một album “đến nơi đến chốn”, gồm các tác phẩm nhạc cổ và lời cổ.

Phần âm nhạc của Mười Thương được thực hiện bởi các nhạc sĩ, nhạc công am hiểu về ca Huế của dàn nhạc Đài Tiếng nói Việt Nam và Học viện Âm nhạc Huế.

NSƯT Diệu Hương sinh ra và lớn lên ở Quảng Trị
 NSƯT Diệu Hương sinh ra và lớn lên ở Quảng Trị

Ngay từ khi còn nhỏ, Diệu Hương đã ngấm nhuần chất ca Huế và dân ca Bình Trị Thiên qua những câu hát của mẹ và các cô các chú. Cô bé tỏ ra khá nổi trội trong trường mẫu giáo và luôn được chọn để biểu diễn trong các chương trình của trường.

Mẹ Diệu Hương sớm nhận ra con gái rất say mê sân khấu, bởi vậy, bà đã cổ vũ cho Hương đi theo con đường nghệ thuật, dù gia đình rất khó khăn do bố mất sớm ở chiến trường. Gia đình quá nghèo nên Diệu Hương phải bỏ học sau khi học hết cấp 2 để đi dạy mẫu giáo ở Hợp tác xã, phụ giúp thêm cho mẹ.

Hai năm sau, cô trúng vào đội tuyên truyền văn hóa của bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Trị. Tiếng hát của cô bắt đầu đến được với bà con dọc biên giới miền Trung.

Năm 2001, Diệu Hương dự thi Sao Mai và giành giải Thí sinh hát nhạc nhẹ ấn tượng. Sau đó, cô quyết định học Thanh nhạc hệ Đại học tại Huế để có thể gắn bó với con đường ca hát chuyên nghiệp lâu dài.

Khi Học viện Âm nhạc Huế được tách ra, Diệu Hương trở thành giảng viên Thanh nhạc của Học viện. Trong thời gian học tập và làm việc tại Huế, Diệu Hương được nghe các nghệ nhân, nghệ sĩ hát ca Huế nhiều hơn, nhưng đối với loại hình nghệ thuật này, cô vẫn chỉ là một khán giả.

Năm 2010, Diệu Hương ra Hà Nội theo học chương trình thạc sĩ và quyết định đầu quân cho Nhà hát Đài Tiếng nói Việt Nam. Tình cờ, Nhà hát đang thiếu nghệ sĩ hát ca Huế. Vậy là Diệu Hương quyết định gắn bó với loại hình nghệ thuật này.

Ham học hỏi và luôn muốn làm tốt nhất mọi việc, Diệu Hương lại lặn lội vào Huế, tìm đến nghệ nhân Tuyết Tuyết để học hỏi ngày đêm. Cô đã được nghệ nhân Tuyết Tuyết dốc lòng truyền dạy cách hát và truyền cả tình yêu ca Huế.

Chất giọng, tâm hồn của một người con miền Trung cùng những trải nghiệm không bình lặng trong đời sống riêng đã khiến cho giọng hát Diệu Hương hợp với ca Huế lạ lùng. Có lẽ đó cũng là lí do khiến cô quyết định chọn ca Huế để đồng hành trên con đường ca hát.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh: Quốc Bình

Đu đủ là vừa!

GD&TĐ - Trước khi trời đổ mưa rào giao mùa Xuân sang Hạ, chị liền hối đứa nhỏ bắc ghế hái những quả đu đu đã lớn hết cỡ, vỏ ngả ương ương.
Đau đầu hay nhức đầu là tình trạng rất phổ biến, có thể gặp phải ở bất cứ nhóm tuổi nào. Ảnh minh họa: INT

Đi tìm nguyên nhân gây bệnh đau đầu

GD&TĐ - Có hai nhóm nguyên nhân chính gây đau đầu là nguyên phát và thứ phát, trong đó, đau đầu nguyên phát chiếm 90% và là cơn đau do bệnh lý cụ thể gây ra.
Sóng nước biển Đông. Ảnh: Bình Thanh

Gửi tới Trường Sa

GD&TĐ - Trong những ngày đầu tháng Tư, mẹ bắt đầu chuyến công tác xa nhà dài ngày, nửa tháng trước, mẹ đã thông báo tới chúng con đôi điều về chuyến công tác.
Minh họa/INT

Tuyến yên và bệnh lý liên quan

GD&TĐ - Tuyến yên là tuyến rất nhỏ, nằm ở vị trí kín đáo và được bảo vệ rất cẩn thận trong hộp sọ chắc chắn.