NSND Tự Long trở thành Giám đốc Nhà hát Chèo Quân đội

GD&TĐ - NSND Tự Long được bổ nhiệm chức Giám đốc Nhà hát Chèo Quân đội, thay NSND Quốc Trượng nghỉ hưu theo chế độ.

Theo Quyết định số 86/QĐĐ-TCCT ngày 12/12/2024 của Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị về việc bổ nhiệm Đại tá, NSND Vũ Tự Long - Phó Giám đốc Nhà hát Chèo Quân đội giữ chức Giám đốc Nhà hát Chèo Quân đội.

Tại lễ nhậm chức, NSND Tự Long cho biết, sẽ cùng với tập thể Nhà hát Chèo Quân đội phát huy truyền thống 70 năm “chiếu chèo nghệ sĩ - chiến sĩ” trong công cuộc bảo tồn văn hóa, nghệ thuật dân tộc, cũng như có nhiều đổi mới sáng tạo để góp phần phát triển sân khấu nước nhà.

tu-long-1.jpg
NSND Tự Long được bổ nhiệm giữ chức Giám đốc Nhà hát Chèo Quân đội.

NSND Tự Long sinh năm 1973 tại Bắc Ninh, xuất thân từ gia đình có truyền thống nghệ thuật với bố là NSƯT Tự Lẫm và mẹ là NSƯT Minh Phức.

Sau năm 1999, Tự Long đầu quân về Đoàn chèo Tổng cục Hậu cần. Sau nhiều năm gắn bó, cống hiến cho nghệ thuật, Tự Long được phong danh hiệu NSƯT vào năm 2012 và danh hiệu NSND vào năm 2015.

Anh được đông đảo khán giả biết tới với vai trò nghệ sĩ hài trong các chương trình truyền hình như: Gặp nhau cuối tuần, Gặp nhau cuối năm, Ơn giời cậu đây rồi!...

Năm 2024, NSND Tự Long để lại dấu ấn lớn trong lòng khán giả khi tham gia chương trình Anh trai vượt ngàn chông gai. Hình ảnh lăn xả vì nghệ thuật của nam nghệ sĩ trở thành động lực cho nhiều khán giả trẻ.

Nam nghệ sĩ cho biết, bản thân mong muốn kết nối những giá trị truyền thống để những người trẻ hôm nay hiểu hơn, được tiếp cận nhiều hơn để thêm yêu cái vốn cổ của dân tộc.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Cao tốc Mai Sơn - Quốc lộ 45 đưa vào vận hành khai thác góp phần rút ngắn thời gian di chuyển từ Hà Nội đến Diễn Châu (Nghệ An) từ 5 giờ xuống còn 3,5 giờ. Ảnh minh họa: INT

Mở đường cho đột phá phát triển kinh tế

GD&TĐ - Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh, cương quyết xóa bỏ cơ chế “xin - cho”, loại bỏ quy định cản trở, xây dựng thể chế phù hợp, tháo gỡ vướng mắc, “điểm nghẽn” là mở đường cho phát triển kinh tế.

Một lớp học của Trường Tiểu học Thủ Lệ (Ba Đình, Hà Nội). Ảnh: Phòng GD&ĐT

Khơi thông chính sách cho nhà giáo

GD&TĐ - Trong năm 2024, nhiều “điểm nghẽn” về chính sách dành cho nhà giáo được tháo gỡ, tạo động lực để các thầy, cô cống hiến.