Nóng trong tuần: Tổng kết thực hiện NQ 29 khối đại học; siết lạm thu

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Bộ GD&ĐT tổ chức tổng kết 10 năm thực hiện NQ 29 với GD đại học; rà soát các khoản thu đầu năm học là thông tin đáng chú ý trong tuần.

Bộ GD&ĐT tổ chức Hội thảo khoa học tổng kết 10 năm thực hiện NQ 29 với lĩnh vực giáo dục đại học.
Bộ GD&ĐT tổ chức Hội thảo khoa học tổng kết 10 năm thực hiện NQ 29 với lĩnh vực giáo dục đại học.

Đánh giá 10 năm thực hiện Nghị quyết 29

Tuần qua, Bộ GD&ĐT tổ chức Hội thảo khoa học tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW đối với lĩnh vực giáo dục đại học. Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn chủ trì hội thảo.

Đánh giá cao các ý kiến tham luận của đại biểu, Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn đề nghị: Cần làm rõ những nội dung đã được thể chế hóa tốt trong cơ chế, chính sách và những gì đã triển khai thực hiện. Ngoài ra, phân tích những khó khăn, “điểm nghẽn” trong cơ chế và làm rõ nguyên nhân của vấn đề này. Trên cơ sở đó, chúng ta có những kiến nghị với cấp trên nhằm tháo gỡ, khó khăn, bất cập.

Trong quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết 29, lĩnh vực giáo dục đại học đã có những bước chuyển biến rất mạnh. Tuy nhiên, Thứ trưởng nhìn nhận những nội dung về giáo dục đại học chưa nổi bật.

Trong bối cảnh mới, cần những kiến nghị để giáo dục đại học có những bứt phá mới; cần thiết có những kết luận, nghị quyết mới về giáo dục đại học. Làm sao để giáo dục đại học thực sự đóng vai trò then chốt trong phát triển nguồn nhân lực chất lượng, trình độ cao, gắn với phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, nhằm thực hiện một trong ba đột phá chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đất nước.

Đoàn công tác của Bộ GD&ĐT làm việc với Trường Đại học FPT (Hà Nội) chiều 5/10.

Đoàn công tác của Bộ GD&ĐT làm việc với Trường Đại học FPT (Hà Nội) chiều 5/10.

Trước đó, chiều 5/10, Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn cùng đoàn công tác của Bộ GD&ĐT đã đến khảo sát kết quả triển khai Nghị quyết 29 tại Trường Đại học FPT (Hà Nội). Ghi nhận những kết quả nổi bật của Trường ĐH FPT trong triển khai thực hiện Nghị quyết 29, Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn mong muốn, các cán bộ, giảng viên của Trường ĐH FPT chia sẻ kinh nghiệm, cùng những thuận lợi, khó khăn khi thực hiện Nghị quyết 29.

Qua đó, thầy cô cũng kiến nghị đề xuất tháo gỡ khó khăn cho nhà trường nói riêng và các trường ngoài công lập nói chung. Đó cũng là một trong những chất liệu để Bộ GD&ĐT có nghiên cứu, bổ sung vào Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 29.

Bên cạnh lĩnh vực giáo dục đại học, đoàn công tác của Bộ GD&ĐT do Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc dẫn đầu đã khảo sát tình hình thực hiện Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo tại tỉnh Lâm Đồng, Ninh Thuận.

Trong buổi làm việc với UBND tỉnh Lâm Đồng, Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc ghi nhận, đánh giá cao kết quả triển khai thực hiện Nghị quyết 29 tại địa phương.

Thứ trưởng đề nghị, tỉnh Lâm Đồng tiếp tục khắc phục vấn đề thiếu giáo viên, nâng cao chất lượng đội ngũ đáp ứng yêu cầu đổi mới. Tiếp tục quan tâm đầu tư có trọng tâm, trọng điểm cho giai đoạn triển khai sâu rộng là năm nay và 1-2 năm tới. Tỉnh cũng cần quan tâm đảm bảo công bằng trong giáo dục, rút ngắn khoảng cách chất lượng giáo dục giữa các địa phương trong tỉnh.

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Văn Phúc làm việc với tỉnh Ninh Thuận ngày 5/10.

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Văn Phúc làm việc với tỉnh Ninh Thuận ngày 5/10.

Với báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 29 của tỉnh Ninh Thuận, Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc cho biết Ninh Thuận là tỉnh khó khăn, điều này ảnh hưởng tới kết quả của đổi mới giáo dục nhưng địa phương đã thẳng thắn khi đã đề cập tới các nhóm tồn tại, hạn chế, khó khăn trong thực hiện đổi mới giáo dục và đào tạo.

Khó khăn về cơ sở vật chất trường lớp, trang thiết bị, Thứ trưởng đề nghị tỉnh cung cấp thông tin cho đơn vị chuyên môn của Bộ GD&ĐT. Thứ trưởng đồng thời mong muốn tỉnh Ninh Thuận cố gắng dành sự quan tâm cho giáo dục. Ngoài nguồn lực nhà nước, tỉnh cũng cần quan tâm tăng cường thu hút xã hội hoá.

Để có những giải pháp đột phá cho đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo trong giai đoạn tới, tháo gỡ được những khó khăn, nút thắt, Thứ trưởng đề nghị tỉnh Ninh Thuận trong báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 29 sẽ có những đề xuất, kiến nghị chính sách lớn về giáo dục và đào tạo.

Bộ GD&ĐT tổ chức Hội nghị công tác văn phòng và truyền thông khối các cơ sở giáo dục đại học.

Bộ GD&ĐT tổ chức Hội nghị công tác văn phòng và truyền thông khối các cơ sở giáo dục đại học.

Truyền thông để xã hội hiểu, quan tâm, tin tưởng

Tuần qua, Bộ GD&ĐT tổ chức Hội nghị công tác văn phòng và truyền thông khối các cơ sở giáo dục đại học tại TP. HCM. Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.

Theo Thứ trưởng, các cấp độ trong quá trình truyền thông là để xã hội biết, hiểu; quan tâm, chia sẻ, cảm thông; tin tưởng, yêu quý.

Nhấn mạnh công tác truyền thông công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn đề nghị truyền thông trong giáo dục cần tập trung các vấn đề vĩ mô, truyền thông chính sách, cho cả hệ thống giáo dục. Đối tượng của truyền thông chính sách giáo dục cũng rộng hơn truyền thông nội bộ ở các trường nhưng muốn làm tốt truyền thông chính sách, phải làm tốt truyền thông nội bộ.

Về đề án đo lường sự hài lòng của người dân đối với dịch vụ giáo dục công, giai đoạn 2023 – 2030, Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn nhấn mạnh: Mục đích của việc đánh giá không đơn thuần là báo cáo với cơ quan quản lý. Việc đánh giá phải hướng đến sự hài lòng của người dân, người học và cơ sở giáo dục, từ đó cải tiến các quy trình nội bộ.

Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn phát biểu tại Hội nghị công tác văn phòng và truyền thông khối các cơ sở giáo dục đại học.

Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn phát biểu tại Hội nghị công tác văn phòng và truyền thông khối các cơ sở giáo dục đại học.

Thứ trưởng yêu cầu Văn phòng Bộ công khai đề án, khẩn trương xây dựng bộ tiêu chí đánh giá phù hợp với từng bậc học, trình độ đào tạo; trình Bộ trưởng ban hành và hướng dẫn các trường triển khai. Việc này cần lồng ghép với các đánh giá khác như chuẩn cơ sở giáo dục đại học, thi đua hàng năm... tránh việc có quá nhiều các quy trình đánh giá với cơ sở giáo dục đại học.

Chia sẻ về HEMIS, Thứ trưởng yêu cầu các cơ sở giáo dục đại học quán triệt việc cập nhật HEMIS là trách nhiệm. Để cơ sở dữ liệu này luôn “đúng, đủ, sạch, sống”, hệ thống phải được cập nhật liên tục. Bất cứ sự thay đổi nào trong dữ liệu tại các trường, hệ thống này phải cập nhật. Đồng thời, những dữ liệu thống kê cần được tích hợp với các quy trình thủ tục, ứng dụng khác.

Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn giao các Vụ, Cục thuộc Bộ GD&ĐT rà soát, khắc phục những điểm vướng mắc và hoàn thiện cơ sở dữ liệu.

Ảnh chỉ mang tính chất minh hoạ/ Internet.

Ảnh chỉ mang tính chất minh hoạ/ Internet.

Tăng cường xử lý lạm thu đầu năm học

Lạm thu vẫn là vấn đề giáo dục được quan tâm trong tuần qua. Bộ GD&ĐT đã có văn bản số 5459/BGDĐT-KHTC về việc thực hiện các khoản thu trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo năm học 2023 – 2024.

Bộ GD&ĐT đề nghị các bộ, cơ quan Trung ương, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan và các cơ sở giáo dục và đào tạo trực thuộc nghiêm túc thực hiện đúng quy định đối với các khoản thu trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo năm học 2023-2024.

Đối với giá sách giáo khoa, vật tư thiết bị giáo dục, Bộ GD&ĐT đề nghị các địa phương chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, sở ban ngành có liên quan tăng cường phối hợp kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy định về niêm yết, công khai thông tin về giá vật tư, thiết bị giáo dục, sách giáo khoa trên địa bàn.

Về vấn đề học phí năm học 2023 – 2024, theo dự thảo Nghị định của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày 27/8/2021 của Chính phủ, giữ ổn định học phí của các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp công lập từ năm học 2023 – 2024 so với năm học 2021 – 2022.

Đối với học phí của cơ sở giáo dục đại học công lập, lùi lộ trình học phí 1 năm so với lộ trình học phí quy định tại Nghị định 81/2021/NĐ-CP; các quy định tại Nghị định số 81/2021/NĐ-CP về chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập tiếp tục thực hiện. Hiện nay, dự thảo Nghị định đang được Chính phủ xem xét, quyết định.

Tin tiêu điểm

Minh họa/INT

Thị uy chiến thắng

Thế giới
GD&TĐ - Cuộc thị uy chiến thắng của Nga diễn ra trong bối cảnh quân đội Ukraine đang phải hứng chịu những bước lùi trên chiến trường.

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Thắng cử dễ, cầm quyền khó

GD&TĐ - Những nghi lễ nhậm chức trang trọng không còn lạ lẫm với ông Vladimir Putin khi chuẩn bị bước vào nhiệm kỳ tổng thống lần thứ 5 ở nước Nga.