Nội dung điều chỉnh quy hoạch Hải Dương tới 2040

GD&TĐ - Đến năm 2040, TP.Hải Dương hướng tới một đô thị xanh, thông minh, hoàn thiện các tiêu chí đô thị loại I và xây dựng hệ thống hạ tầng hiện đại.

Nội dung điều chỉnh quy hoạch Hải Dương tới 2040

Theo điều chỉnh quy hoạch chung đến năm 2040 tại Quyết định số 339/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, xây dựng TP.Hải Dương hướng tới một đô thị xanh, thông minh, hoàn thiện các tiêu chí đô thị loại I và xây dựng hệ thống hạ tầng đô thị hiện đại.

Theo đó, TP.Hải Dương sẽ phát triển theo trục vành đai và các trục xuyên tâm với hạt nhân là đô thị trung tâm hiện hữu, lấy dòng sông Thái Bình và sông Sặt là trục không gian phát triển chính của thành phố, cùng với tuyến vành đai 1, vành đai 2 của thành phố, vành đai 5 vùng thủ đô và các tuyến đường xuyên tâm.

Theo quy hoạch điều chỉnh được phê duyệt, cấu trúc phát triển TP.Hải Dương có 4 vùng. Bao gồm:

Vùng đô thị trung tâm là vùng đô thị hiện hữu gắn với chức năng trung tâm hành chính - chính trị, văn hóa cấp tỉnh, trung tâm tổng hợp của TP.Hải Dương, là khu vực có giá trị văn hóa lịch sử cần bảo tồn và phát huy văn hóa con người xứ Đông.

Vùng phía Nam là vùng đô thị phát triển mở rộng về phía nam gắn với các chức năng trung tâm y tế, giáo dục thể dục thể thao cấp vùng, dịch vụ thương mại và vui chơi giải trí. Khu trung tâm dịch vụ logistics khai thác hệ thống cảng sông vào hoạt động vận tải và du lịch, hoàn thiện hạ tầng khu công nghiệp Ngọc Sơn, Thạch Khôi – Gia Xuyên…

Vùng phía Đông là vùng đô thị sinh thái gắn với trung tâm văn hóa, triển lãm mới của đô thị, không gian phát triển du lịch và nông nghiệp chất lượng cao, quy hoạch các khu vực phát triển dịch vụ, du lịch gắn với công viên sinh thái và trung tâm công cộng – văn hóa tại khu vực xã Tiền Tiến. Kiểm soát chặt chẽ kiến trúc cảnh quan, hạn chế hoạt động giao thông đấu nối trực tiếp với các tuyến đường đối ngoại…

Vùng phía Bắc là khu vực phát triển đô thị mới, gắn với chức năng dịch vụ thương mại phía Bắc với mô hình công nghiệp sạch, công nghệ cao. Đồng thời, khai thác lợi thế tuyến vành đai 5 vùng thủ đô với tuyến đường đi trung tâm thành phố để bố trí phát triển trung tâm logistics, tạo điểm kết nối cửa ngõ phía đông TP.Hải Dương…

Đến năm 2040, TP.Hải Dương hướng tới một đô thị xanh, thông minh, hoàn thiện các tiêu chí đô thị loại I và xây dựng hệ thống hạ tầng đô thị hiện đại.

Đến năm 2040, TP.Hải Dương hướng tới một đô thị xanh, thông minh, hoàn thiện các tiêu chí đô thị loại I và xây dựng hệ thống hạ tầng đô thị hiện đại.

Từ nay đến năm 2030, TP.Hải Dương ưu tiên hoàn thiện hệ thống công cụ quản lý quy hoạch kiến trúc đô thị; hệ thống hạ tầng khung đô thị; điều chỉnh quy hoạch phân khu, quy hoạch xây dựng; Đề án di dời trụ sở một số cơ quan, ban, ngành.

Đồng thời, cải tạo chỉnh trang khu vực đô thị hiện hữu, phát triển hạ tầng kỹ thuật, giao thông kết nối đô thị như hoàn thiện tuyến đường vành đai 1, đường trục chính Bắc Nam phía Nam cầu Lộ Cương, kết nối với cao tốc Hà Nội - Hải Phòng.

Quy hoạch điều chỉnh cũng xác định thành phố phát triển theo 6 phân khu, trong đó khu 1 là khu trung tâm đô thị hiện hữu thuộc một phần các phường Việt Hòa, Tứ Minh, Thanh Bình, Tân Bình, Cẩm Thượng, Phạm Ngũ Lão, Bình Hàn, Nguyễn Trãi, Quang Trung, Lê Thanh Nghị, Trần Phú, Trần Hưng Đạo, Nhị Châu, Ngọc Châu và Hải Tân.

Khu 2, không gian sông Thái Bình thuộc một phần các xã, phường Việt Hòa, Cẩm Thượng, Bình Hàn, Nhị Châu, Ngọc Châu, Hải Tân, Ngọc Sơn, Tiền Tiến, Nam Đồng và An Thượng.

Khu 3, khu đô thị văn hóa, thể thao, giáo dục và y tế mới phía Tây Nam thuộc một phần các phường, xã Thạch Khôi, Liên Hồng và Gia Xuyên.

Khu 4, khu đô thị xanh, thông minh phía Nam thuộc một phần các phường, xã Lê Thanh Nghị, Hải Tân, Tân Hưng, Gia Xuyên, Ngọc Sơn.

Khu 5, khu đô thị mới sinh thái phía Đông thuộc một phần các phường, xã Nam Đồng, Quyết Thắng và Tiền Tiến.

Khu 6, khu vực phát triển đô thị dịch vụ công nghiệp phía Bắc thuộc một phần các phường, xã Nam Đồng, An Thượng, Ái Quốc.

Theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn, quy hoạch chung TP.Hải Dương đến năm 2040 đã xác định tầm nhìn mới, khẳng định tính chất, vai trò, vị thế của thành phố trong điều kiện, tình hình mới.

Thứ trưởng nhấn mạnh, sự phát triển bền vững của TP.Hải Dương không chỉ có ý nghĩa đối với địa phương mà còn có ý nghĩa đối với cả quốc gia, vùng Đồng bằng Bắc Bộ. Quy hoạch còn là căn cứ để TP.Hải Dương quản lý tốt hoạt động xây dựng trên địa bàn, triển khai lập quy hoạch đô thị, các dự án đầu tư bảo đảm các quan điểm, nguyên tắc, tuân thủ định hướng phát triển không gian.

TP.Hải Dương là một trong những trung tâm dịch vụ, thương mại, y tế, giáo dục, công nghiệp và dịch vụ logistics của khu vực. Là đầu mối giao thông quan trọng trong vùng đồng bằng sông Hồng, TP.Hải Dương giao lưu trong dòng chảy kinh tế - văn hoá - lịch sử giữa Thủ đô Hà Nội, TP.Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh; là đầu mối trung chuyển trọng yếu về giao thông đường thuỷ trong vùng đồng bằng Bắc Bộ...

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.